Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 05:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Bến Tre tăng cường phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Thứ năm, 19/09/2024 16:09

TMO - Tỉnh Bến Tre phấn đấu đến cuối năm 2024 tỷ lệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt đạt 50%, đến cuối năm 2025 đạt 70%, qua đó nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác thải tại các địa phương. 

Trước sự gia tăng của các nguồn thải trên địa bàn, tỉnh Bến Tre triển khai Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng; đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động và hình thành thói quen trong việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay khi có phát sinh rác thải. 

Bến Tre đặt mục tiêu đến cuối năm 2024 tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 50%, đến cuối năm 2025 đạt 70%; trong đó, đối với các huyện đạt chuẩn bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 70% trở lên; các xã đạt chuẩn BVMT nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 50% trở lên. Đến năm 2030, tiếp tục duy trì, mở rộng thực hiện phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tỉnh đạt trên 90%; người dân có trách nhiệm cao về BVMT, không còn vứt rác ra nơi công cộng, đường, sông, rạch; xây dựng tỉnh Bến Tre xanh - sạch - đẹp.

Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 03 nhóm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rác thải hữu cơ,… được tận dụng, tái chế làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ,…);  Chất thải rắn sinh hoạt khác (rác thải vô cơ). Giai đoạn đến năm 2025, đối với khu vực nông thôn và các khu vực có điều kiện xử lý chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành 03 nhóm như trên.

Đối với các khu vực đô thị, khu vực chợ, khu dân cư và các khu vực không đủ điều kiện tận dụng nhóm chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ,... chất thải rắn sinh hoạt có thể phân thành 02 nhóm như sau: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chủ nguồn thải bắt buộc phải tận dụng để tái sử dụng, tái chế hoặc thu gom, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc chứa đựng trong bao bì riêng biệt chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Nhóm chất thải thực phẩm và nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác: Chủ nguồn thải có thể chứa, đựng trong bao bì, thùng rác đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Đến năm 2030, đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chủ nguồn thải tận dụng để tái sử dụng, tái chế hoặc thu gom, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Đối với nhóm chất thải thực phẩm: Tại khu vực nông thôn và các khu vực có điều kiện xử lý chất thải thực phẩm phải tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ cải tạo đất.

Tại khu vực đô thị, khu vực chợ, khu dân cư và các khu vực không đủ điều kiện xử lý chất thải thực phẩm: Chất thải thực phẩm phải được chứa trong bao bì có màu sắc và nhãn dán theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Đối với nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác: Phải được đựng trong bao bì có màu sắc, nhãn dán theo quy định và chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn khi có yêu cầu.

Tỉnh Bến Tre đẩy mạnh triển khai phân loại rác tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn (Ảnh minh họa). 

Sở TN&MT Bến Tre có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, chính sách phù hợp để triển khai Kế hoạch phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn đạt hiệu quả thiết thực; tổ chức triển khai phân loại rác thải tại nguồn đến các Sở, ban, ngành, cấp huyện; tuyên truyền rộng rãi nội dung quản lý rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, thực hiện phân loại rác thải; hỗ trợ về chuyên môn cho địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn theo yêu cầu, đảm bảo đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đối với UBND các huyện, thành phố có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoặc chương trình tổ chức triển khai các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch này. Tổ chức triển khai phân loại rác thải tại nguồn đến các ngành huyện, xã; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn cho hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả; tăng cường đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển, điểm tập kết rác thải theo Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 để từng bước đáp ứng lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn của địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong năm 2023, tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình, cộng đồng dân cư khoảng 1.150 tấn/ngày. Lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị khoảng 340 tấn/ngày và tại khu vực nông thôn khoảng 810 tấn/ngày. Khối lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển đưa về cơ sở xử lý tập trung (bãi chôn lấp rác thải và nhà máy xử lý rác thải) khoảng 400 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị khoảng 280 tấn/ngày, chiếm 82% và khu vực nông thôn khoảng 120 tấn/ngày, chiếm khoảng 14%.

Đối với khu vực nông thôn, phần lớn lượng CTRSH được thu gom và tự xử lý tại hộ gia đình đảm bảo đạt các yêu cầu về BVMT trong xây dựng nông thôn mới, với khối lượng khoảng 430 tấn/ngày, chiếm tỉ lệ khoảng 53%. Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH do các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp tư nhân thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh có 11 trạm trung chuyển rác thải (10 trạm trung chuyển rác thải cho TP. Bến Tre và 1 trạm trung chuyển rác thải cho một số xã của huyện Châu Thành). Trong đó, có 5/11 trạm trung chuyển rác thải (chủ yếu của TP. Bến Tre) tiếp nhận rác thải vượt công suất thiết kế, chiếm 45%. Các huyện còn lại chưa đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển rác thải. Rác thải sau khi được thu gom, tập kết tạm thời tại các điểm tập kết rác thải trước khi vận chuyển về các cơ sở xử lý rác thải tập trung. CTRSH trên địa bàn tỉnh chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp rác thải, chiếm tỷ lệ hơn 90%. Toàn tỉnh có 5 bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động. 

 

Hải Minh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline