Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

Thứ bảy, 01/04/2023 06:04

TMO - Việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thường niên của ngành Nông nghiệp nhiều địa phương trên cả nước nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng đánh bắt tận diệt dẫn đến cạn kiệt nguồn thủy sản ven biển. Đồng thời, từng bước tái tạo nguồn thủy sản có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng.

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959-1/4/2023), tại nhiều địa phương trên cả nước đã thả hàng triệu con giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ và phát triển thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã phối hợp với các địa phương thả hơn 2 triệu con giống thủy sản các loại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, giảm khai thác, tăng nuôi trồng để phát triển bền vững. Theo đó, 2.252.000 con giống thủy sản nước mặn, gồm 2.200.000 con tôm sú, 52.000 con giống cá song, cá vược, cá hồng Mỹ được thả ra vùng biển huyện đảo Vân Đồn. Thời gian qua, Quảng Ninh đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, quy định riêng của tỉnh nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và huy động các cấp, ngành, lực lượng chức năng quyết tâm ngăn chặn các hành vi xâm hại nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là hình thức khai thác thủy sản tận thu, tận diệt.

Giai đoạn 2018 - 2022, trên địa bàn tỉnh đã thả hơn 35 triệu con giống thủy sản về môi trường tự nhiên. Cùng với đó, tỉnh đang hoàn thiện quy hoạch Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, Tiên Yên; thiết lập bãi rạn với 510 cấu kiện bê tông và tạo dựng bãi rạn nhân tạo để trồng cấy san hô tại vùng biển đảo Cô Tô. Triển khai bảo tồn nguồn gen ngán, sá sùng, tu hài, ốc đĩa, cá tráp vây vàng.

Gần 2,3 triệu con giống các loại được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo kế hoạch, từ ngày 31/3 - 15/4, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thả hơn 1,6 triệu con giống thủy sản nước mặn, nước lợ, gồm: Tôm sú và cua xanh tại cửa Sa Cần (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) và sông Vực Hồng (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa). Đối với thủy sản nước ngọt, tiến hành thả 85 nghìn con giống các loại, gồm cá lăng đen, cá trắm cỏ, cá mè, cá thác lác, cá chạch... tại đầm An Khê (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ); hồ Vực Thành, xã Trà Phú và hồ Gò Kiu, xã Trà Bình (huyện Trà Bồng).

Cùng với việc thả giống và các loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm của từng tầng nước, Chi cục Thủy sản tỉnh kêu gọi và hướng dẫn người dân chấp hành Luật Thủy sản, tuyệt đối không sử dụng kích điện, thuốc nổ, hóa chất, làm nghề bằng ngư lưới cụ thuộc danh mục cấm để khai thác thủy sản. Qua đó, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.  

Tại Khánh Hòa, hơn 1,42 triệu con giống thủy sản gồm: 670.000 con tôm sú, 26.000 con cá chim, 3.000 con cá hồng mỹ, 4.000 con cá chẽm, 610.000 con ốc hương, 90.000 con ngao hai cùi, 20.000 con tu hài đã được thả tái tạo nguồn lợi tại vùng lõi Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh). đây là hoạt động thường niên được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, tổ chức không chỉ nhằm phục hồi và tăng cường nguồn lợi thủy sản ven biển, mà còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo vệ môi trường biển và tái tạo nguồn lợi thủy sản ngày một tốt hơn.

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 70.000 ha mặt nước, với 18 hồ chứa nước thủy lợi và trên 60 con sông, kênh rạch lớn nhỏ. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn ngày càng giảm sút nhanh chóng bởi nhiều nguyên nhân. Ngoài nạn đánh bắt cá trái phép, việc ảnh hưởng từ xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn làm cản trở đường di cư của các loài cá, thu hẹp phạm vi phân bố các loài thủy sản. nhằm phát động phong trào thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2023, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai phối hợp tổ chức lễ thả 320 nghìn con giống các loại gồm: tôm càng xanh, cá vồ đếm, lăng nha, thát lát cườm, chạch lấu ... vào vùng nước tự nhiên của sông Đồng Nai tại chùa Bửu Phước, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng UBND thành phố Bạc Liêu tổ chức thả trên 6 triệu con tôm giống. Ảnh: TC. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng UBND thành phố Bạc Liêu tổ chức thả trên 6 triệu con tôm giống vào môi trường thiên nhiên từ nguồn vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tài trợ. Cùng với hoạt động thả tôm giống về môi trường thiên nhiên, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu cũng tổ chức tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sản phẩm thủy sản, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.

Thống kê trong 10 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã thả gần 65 triệu tôm sú giống, 300.000 cá giống và gần 3 tấn cá thương phẩm về mô trường tự nhiên. Riêng năm 2022, các ngành chức năng thả về biển 5,3 triệu tôm sú giống; thả ra các thủy vực tự nhiên ở vùng nội đồng 1,7 tấn cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Để nâng cao hơn nữa ý thức của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, sẽ tiếp phối hợp với Ngành chức năng cùng chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền cho người dân về nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua các lớp tập huấn Luật Thuỷ sản.  

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức thả gần 2 triệu con giống thủy sản gồm 100.000 con cua biển giống và 1,87 triệu con tôm sú giống xuống sông Cổ Chiên (thuộc khu vực xã Hòa Minh, huyện Châu Thành) để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Từ năm 2010 đến nay, ngành đã tổ chức thả trên 16,6 triệu con giống tôm, cua, cá giống các loại, qua đó góp phần phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Trà Vinh có 65 km chiều dài đường bờ biển; năm 2022, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt hơn 58.000 tấn, giảm hơn 8.000 tấn so với cùng kì năm trước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân. Tuy phục hồi, tái tạo được nhưng không phải là vô tận nếu con người không biết bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này.

Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng phân bố dọc theo chiều dài bờ biển và xung quanh các hòn đảo. Tuy nhiên, trước sức ép của việc gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, sự gia tăng áp lực khai thác thủy sản ngày càng lớn, hoạt động du lịch tại các vùng biển ngày càng nhiều... dẫn đến các hệ sinh thái biển bị tác động tiêu cực, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm, các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những việc mà phải đi song hành với bổ sung, tái tạo nguồn lợi. Ngoài việc bảo đảm, bảo vệ đối tượng thả thì việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên rất quan trọng. Việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi giúp cho tổng thể các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản phát triển một cách hài hòa. Môi trường, sinh kế được đảm bảo thì cộng đồng ngư dân sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn.

 

 

Nguyễn Thanh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline