Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 16:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm, 03/07/2025

Bảo vệ rạn san hô lớn nhất thế giới trước biến đổi khí hậu

Thứ năm, 01/12/2022 08:12

TMO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) khuyến nghị rạn san hô Great Barrier của Australia nên được liệt kê là di sản thế giới “đang gặp nguy hiểm”, bởi hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất thế giới này đã bị ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu và sự nóng lên của các đại dương.

Các đợt tẩy trắng thường xuyên đang đe dọa rạn san hô, trong đó có 4 đợt trong 7 năm qua và lần đầu tiên rạn san hô bị tẩy trắng trong chu kỳ La Nina. Quá trình tẩy trắng xảy ra khi nước ấm lên quá nhiều, khiến san hô trục xuất tảo sống trong mô của chúng và chuyển sang màu trắng.

Các nhà khoa học của UNESCO đã đến thăm rạn san hô vào tháng 3 cho biết, tác động của biến đổi khí hậu làm giảm đáng kể khả năng phục hồi của rạn san hô. Theo các nhà khoa học, di sản này đang phải đối mặt với các mối đe dọa lớn có thể gây ra những tác động xấu đến các đặc điểm vốn có của nó, do đó đủ tiêu chí để ghi vào danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm.

Sóng nhiệt đang đe dọa đến sự sinh tồn của rạn san hô lớn nhất thế giới. Ảnh: AFP 

Gần đây, các nhà khoa học toàn cầu thuộc Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy, với mỗi sự kiện nóng lên cực đoan, các hệ sinh thái quan trọng của hành tinh như rạn san hô Great Barrier đang bị đẩy vào mối đe doạ sinh tồn. Các nhà nghiên cứu đánh giá tình trạng thảm khốc của một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, họ đã chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm thay đổi mạnh mẽ hệ thống rạn san hô như thế nào.

Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Australia Tanya Plibersek cho biết, chính phủ sẽ không đồng tình với quyết định của UNESCO về việc đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu đang đe dọa tất cả các rạn san hô trên toàn thế giới, không chỉ riêng rạn san hô này. 

Chính phủ Australia đã cam kết chi 1,2 tỷ AUD (800 triệu USD) trong những năm tới để bảo vệ rạn san hô. Quốc hội nước này vào tháng 9 đã thông qua luật về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trải dài gần 133.000 dặm vuông và là nơi sinh sống của hơn 1.500 loài cá và hơn 400 loài san hô cứng, rạn san hô Great Barrier là một hệ sinh thái biển cực kỳ quan trọng trên Trái đất. Rạn san hô này đã đóng góp 4,3 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế Australia và hỗ trợ 64.000 việc làm trong ngành du lịch, đánh cá và nghiên cứu.

Tuy nhiên, Ủy ban di sản Thế giới sẽ đưa ra quyết định về việc liệu rạn san hô Great Barrier Reef có nên được chính thức liệt kê vào danh sách "đang gặp nguy hiểm" vào năm tới hay không, sau khi UNESCO biên soạn một báo cáo kỹ lưỡng hơn bao gồm các phản hồi từ chính phủ liên bang và tiểu bang Australia.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline