Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu

Thứ hai, 12/09/2022 11:09

TMO - Trong thời gian tới nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu, hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản giữa các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ sẽ được tổ chức liên tục, luân phiên từ năm 2022 đến năm 2025.

Vừa qua, tại bến phà Vàm Cống (bến cũ, thuộc phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp UBND TP.Cần Thơ và UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp trên sông Hậu năm 2022. 

Hơn 5 tấn cá và 600.000 con cá giống quý hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa được thả xuống sông Hậu. Ảnh: TC 

Hơn 5 tấn cá và 600.000 con cá giống quý hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa như: cá hô, cá vồ cờ, cá tra dầu, cá ét mọi, cá mè hôi, cá thát lát cườm, cá chạch lấu, cá cóc, cá hú, cá chày, cá chép, cá bông lau, cá bống tượng, cá vồ đém, cá hú, cá he, cá mè vin... được thả xuống sông Hậu. Tổng số cá được thả tái tạo lần này trị giá gần 1,53 tỷ đồng, trong đó Tổng cục Thủy sản hỗ trợ 270 triệu đồng, còn lại kinh phí của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ đóng góp, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền, hỗ trợ cá giống.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, biến đổi khí hậu đặc biệt là thiên tai đang ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Trong đó, những loài thủy sản bản địa của đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nguy cơ bị suy giảm hoặc bị đe dọa ngoài tự nhiên. Do đó, nếu không bảo tồn tốt thì không thể khai thác bền vững và không có nguồn gen để phát triển nuôi. 

Để bảo vệ nguồn cá giống thả xuống sông Hậu sinh trưởng tốt, Ủy ban nhân dân các tỉnh An Giang và Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ đã yêu cầu người dân không đánh bắt, khai thác thủy sản gần khu vực thả cá từ nay đến hết ngày 15/9/2022.

Theo kế hoạch, lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang, TP Cần Thơ và Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được tổ chức liên tục từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó các tỉnh sẽ luân phiên đăng cai chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Đồng thời xác định vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản là yếu tố quan trọng nhất. Và mục tiêu hướng tới quản lý nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả hơn, đảm bảo cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản giữa các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ sẽ được tổ chức liên tục, luân phiên từ năm 2022 đến năm 2025. Ảnh: TC

Để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản tới các tổ chức, cá nhân, các tăng ni, phật tử và người dân bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. 

Tăng cường tuần tra, kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng xung điện, kích điện để đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động ngư dân không đánh bắt thủy sản trái quy định của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng việc hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng. Theo kế hoạch, trong năm 2022, Việt Nam tổ chức thả hơn 53 triệu con giống và 136.000 kg giống thủy sản các loại vào vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, thát lát cườm, he vàng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết, từ năm 2012 đến nay, tỉnh An Giang đã được các ngành, các cấp cùng 3.635 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các tín đồ tôn giáo ủng hộ hỗ trợ thả tái tạo trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao trên 164 tấn cá thịt và hơn 4 triệu con cá giống là cá bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.

 

 

Hải Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline