Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Bảo vệ loài rùa núi viền trước nguy cơ tuyệt chủng

Thứ tư, 26/10/2022 02:10

TMO - Thời gian gần đây, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta liên tiếp phát hiện các cá thể rùa núi viền thuộc nhóm động vật bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này góp phần gia tăng tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật nước ta, tuy nhiên đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp bảo tồn hiệu quả.

Mới đây, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong những đợt tuần tra bảo vệ rừng gần đây, đơn vị đã bắt gặp rùa núi viền ở độ cao 200-400m tại những con suối nhỏ trong rừng. Loài này sống chủ yếu ở các khu rừng miền núi, tại khe rãnh, thung lũng và dưới các lớp lá cây khô. Loài động vật này hoạt động mạnh vào chiều tối. Ban ngày, chúng trú trong các hang, hốc. Rùa núi viền thường ăn các loại quả rụng, nấm và những mầm cỏ non…

Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà phát hiện loài rùa núi viền trong các đợt tuần tra 

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý khu bảo tồn đang  triển khai dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và bảo tồn loài rùa đầu to và rùa núi viền tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (giai đoạn 2020-2022).” Đến thời điểm này dự án đã phát hiện 5-10 cá thể rùa núi viền đang kiếm ăn và sinh sống tại các tiểu khu rừng.

Hiện khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng để hạn chế tác động của con người đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa núi viền. Trong khi đó, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu Ban quản lý điều tra, giám sát loài rùa đầu to, rùa núi viền ngoài thực địa tại các khu rừng và thu thập thông tin thông qua phỏng vấn người dân, giám sát trên 15 tuyến với chiều dài 100km trong rừng bảo tồn.

Đồng thời thực hiện việc đánh giá hiện trạng quần thể, đặc điểm hình thái và tập tính, thức ăn, sinh cảnh sống của hai loài rùa này để tiến tới xây dựng bản đồ phân bố loài. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu sẽ tổ chức các hội nghị, mở các lớp tập huấn cho 30 cán bộ, in ấn 5.000 tờ rơi phát cho người dân để tuyên truyền về việc bảo tồn các loài rùa, xây dựng phần mềm quản lý, cũng như bản đồ phân bố hai loài rùa quý tại các tiểu khu rừng.

Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu đẩy mạnh nghiên cứu, đưa ra giải pháp bảo vệ nguồn gene của loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao này. 

Dự án được thực hiện sẽ góp phần bảo vệ bền vững các hệ sinh thái đặc trưng của các khu rừng Pù Hu, duy trì ổn định và phục hồi phát triển các loài rùa quý hiếm. Từ đó, đưa ra các phương án bảo tồn phù hợp nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của các loài rùa, phục vụ việc bảo tồn, duy trì nguồn gene lâu dài. giúp người dân địa phương nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần tạo sự đồng thuận trong hoạt động phối hợp giữa cán bộ kiểm lâm và người dân sở tại trong bảo tồn bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn các loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn.

Rùa núi viền có tên khoa học là Manouria impressa thuộc chi Manouria là một chi rùa trong họ rùa cạn hay họ rùa núi - Testudinidae. Loài này sinh sống trong các khu rừng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài rùa này được đưa vào danh sách những loài động vật bị đe dọa của Sách đỏ IUCN năm 2000 và danh mục hạng VU của Sách Đỏ Việt Nam.

Là một trong số các loài rùa cạn đẹp nhất với mai và da màu nâu vàng, rùa núi viền có mai dài khoảng từ 180-206 mm, không gồ quá cao và những tấm vảy ở giữa phẳng. Trên mai của chúng thường có màu vàng đậm và được chia thành các vảy có viền màu đậm. Xung quanh viền mai có những gai hình răng cưa nhọn và hơi cong lên. Đầu của loài rùa này có màu vàng và nhiều tấm sừng ở bên trên.

Một số rùa núi viền có miệng màu hồng nhạt. Phần giữa của yếm dưới bụng phẳng, phía trước và sau có những vết lõm hình chữ V. Chân rùa núi viền có hình trụ, da màu vàng đậm và có vảy đen. Do đây là rùa cạn nên giữa các ngón chân của chúng không có màng da. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum và Lâm Đồng; các khu vực có độ cao thấp hơn 2.000 m so với mực nước biển.

 

 

Khánh Vân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline