Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo vệ các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng

Thứ bảy, 26/11/2022 04:11

TMO - Các đại biểu từ 183 quốc gia và Liên minh châu Âu tại Hội nghị lần thứ 19 Các bên tham gia Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp tại Panama đã thông qua kế hoạch bảo vệ thêm 54 loài cá mập, một động thái có thể làm giảm đáng kể hoạt động buôn bán vi cá mập.

Các đại biểu đã xem xét 52 đề xuất thay đổi mức độ bảo vệ của các loài. Các loài khác được tranh luận là ếch thủy tinh, cá sấu, cá ghita và một số loài rùa. Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) ủng hộ việc đưa cá mập vào phụ lục này, cho biết cá mập mắt trắng chiếm ít nhất 70% trong hoạt động mua bán vây cá mập. Theo chuyên gia Luke Warwick của WCS, thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cá mập. Cá mập, vốn đóng vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái đại dương, là nhóm sinh vật có xương sống bị đe dọa cao thứ hai trên Trái Đất.  

Ảnh minh họa 

Đại biểu Panama Shirley Binder nhấn mạnh, đây là quyết định mang tính lịch sử khi một số lượng lớn cá mập chiếm 90% thị trường sẽ được bảo vệ. Thị trường cá mập có giá trị lên tới 500 triệu USD/năm. Tại Đông Á, vây cá mập có giá khoảng 1.000 USD/kg, đây là nguyên liệu chính trong món súp vây cá mập được ưa chuộng. Họ cá mập mắt trắng bao gồm các loại cá mập hổ, cá mập da trơn và cá mập sọc trắng. WCS cho biết, thời gian tới các biện pháp quản lý và thương mại nghề cá mạnh mẽ hơn.

Theo Nhóm Môi trường Pew, từ 63 triệu đến 273 triệu con cá mập bị giết mỗi năm, chủ yếu để lấy vây và các bộ phận khác. Với nhiều loài cá mập mất hơn 10 năm để trưởng thành về giới tính và có tỷ lệ sinh sản thấp, việc săn bắt loài này liên tục đã làm suy giảm số lượng của chúng. Ở nhiều nơi trên thế giới, ngư dân cắt vây cá mập trên biển, ném cá mập trở lại đại dương cho cái chết tàn khốc do ngạt thở hoặc mất máu.

Những nỗ lực của các nhà bảo tồn đã dẫn đến một bước ngoặt vào năm 2013, khi CITES áp đặt các hạn chế thương mại đầu tiên đối với một số loài cá mập. Công tước CITES có hiệu lực vào năm 1975, quy định về việc buôn bán khoảng 36.000 loài động thực vật, cung cấp cơ chế giúp triệt phá các hoạt động thương mại bất hợp pháp. Có 183 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) là thành viên của công ước.

 

 

Thu Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline