Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Bảo tồn và phát triển giá trị tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

Thứ tư, 21/09/2022 11:09

TMO - Với những giá trị nổi bật về tính đa dạng sinh học, cùng văn hóa bản địa của các tộc người địa phương, năm 2011, Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Công tác bảo tồn và phát triển giá trị tài nguyên tại Khu bảo tồn là nhiệm vụ hàng đầu được UBND tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh triển khai. 

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, có nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới. 

Với diện tích hơn 100.000ha, khu vực này ghi nhận 1.552 loài thực vật và 1.781 loài động vật với nhiều loài quý, hiếm, đặc hữu. Nơi đây thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới. Khu bảo tồn là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam. Đây là nơi còn lại mảnh rừng mưa nhiệt đới cuối cùng của miền Nam Việt Nam. 

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai sở hữu giá trị về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa nổi bật. Ảnh: Vũ Hội 

Ngoài sự đa dạng hệ sinh thái rừng và các loài động, thực vật, Khu bảo tồn còn được coi là kho thuốc nam của cả nước và khu vực Đông Nam Á với hàng nghìn loại cây thuốc quý. Kết quả điều tra của Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện Dược liệu) thực hiện trong giai đoạn 2010-2013 đã ghi nhận 905 loài cây thuốc với 11 nhóm công dụng khác nhau, trong đó có 23 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; phát hiện và bổ sung 151 loài chưa có tên trong danh mục thực vật. Trong số các loài thực vật, tỷ lệ cây thuốc chiếm 58%.

Qua gần 5 năm thực hiện "Nghiên cứu bảo tồn nguồn gien cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai"các nhà khoa học đã xác định được 53 loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ và có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); xây dựng được danh mục 264 loài thuộc diện đặc hữu, quý, hiếm và có giá trị kinh tế cần thu thập tại vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, các nhà khoa học thu thập 500 nguồn gen cây thuốc, trong đó có 300 nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế đưa về lưu giữ tại vườn ươm để nhân giống…

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là khu rừng đầu nguồn quan trọng, điều tiết và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng chục triệu người dân tại TP.HCM và các tinh miền Đông Nam Bộ.

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai sở hữu giá trị văn hóa với hệ thống di tích cấp quốc gia 

Ngoài những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai còn có hệ thống 3 di tích cấp quốc gia ghi dấu quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc như: địa đạo Suối Linh, Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1961 - 1962… Ngoài ra, còn có Khu danh thắng Đá Chồng với các cụm đá tiêu biểu như hòn Ba Chồng, núi Đá Voi, hòn Dĩa mang dấu tích cuộc sống người tiền sử…

Thời gian qua các nhà khảo cổ học đã chứng minh Khu bảo tồn là nơi người cổ Đồng Nai đã có quá trình sinh sống và để lại tầng văn hóa dày. Đặc biệt, tại khu vực đồi Phòng Không và địa đạo Suối Linh vẫn còn rất nhiều dấu tích về quá trình cư trú và xưởng chế tác các công cụ đồ đá nổi tiếng. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang xây dựng hồ sơ để trình UBND tỉnh công nhận 2 điểm trên là di tích. Khu bảo tồn còn có di tích liên quan đến văn hóa Óc Eo tại xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu). Tuy di tích không còn nguyên vẹn nhưng vẫn có thể khai quật và bảo tồn để phát triển du lịch.

Trong Khu bảo tồn hiện còn có cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống, trong đó có 2 dân tộc bản địa là Mạ và Chơ Ro đã cư trú rất lâu đời. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác từ miền Bắc di cư vào Nam đã tạo ra một nền văn hóa phi vật thể khá phong phú.

Với những giá trị tài nguyên trên trong năm qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Xây dựng hồ sơ đề cử Khu Bảo tồn thành Vườn Di sản Đông Nam Á (ASEAN)", đồng thời phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Khu bảo tồn với tổng kinh phí dự kiến cho cả giai đoạn hơn 1.226 tỷ đồng. 

Thời gian qua, xác định công tác bảo vệ rừng giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai, Ban quản lý Khu bảo tồn đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp. Khu Bảo tồn hiện nay được UBND tỉnh Đồng Nai giao quản lý đất rừng, đất lâm nghiệp và hồ thủy điện Trị An với diện tích hơn 100.000 hecta, trong đó gần 68.000 hecta là diện tích rừng, hơn 32.000 hecta là diện tích đất mặt nước hồ Trị An. 

Hiện Khu bảo tồn phân bổ 18 trạm kiểm lâm để quản lý các diện tích đất được giao. Ngoài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, Khu Bảo tồn còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quản lý rừng, quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hồ Trị An.

Lực lượng kiểm lâm tại các địa phương thuộc Khu bảo tồn chú trọng công tác bảo vệ rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái 

Để bảo vệ rừng, hằng năm, các Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán... tham mưu trực tiếp Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Trên cơ sở đó, các trạm kiểm lâm lập kế hoạch bảo vệ rừng hàng tháng, tổ chức lực lượng kiểm lâm tuần tra cả ngày lẫn đêm những khu vực trọng yếu và có nguy cơ xâm hại. Từ đó, góp phần hiệu quả ngăn chặn người và phương tiện xâm nhập trái phép ra vào rừng. Bằng chứng là rừng ở đây được giữ vững.

Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hằng năm Khu bảo tồn đã chủ động tăng cường lực lượng tuần tra, truy quét khép kín địa bàn, đặc biệt chú trọng vào các dịp lễ, Tết, mùa nông nhàn, mùa có các loại lâm sản; bố trí lực lượng thường xuyên túc trực tại các khu vực phân bố nhiều loài động vật rừng hay tại các khu vực nhiều cây gỗ lớn có giá trị cao về kinh tế. Bên cạnh đó, đơn vị còn tổ chức lực lượng trực gác suốt 24/24 giờ tại các cửa ngõ quan trọng nhằm kiểm soát phương tiện ra vào rừng và kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp cố tình vi phạm. 

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm của Khu bảo tồn còn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân sinh sống trong lâm phận. ngoài tham gia các chuyên đề do đơn vị tổ chức, lực lượng kiểm lâm còn dành thời gian đến từng hộ dân để tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; đồng thời vận động, nhắc nhở bà con chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc không được phép săn bẫy động vật hoang dã cũng như thu hái các loài lâm sản quý hiếm trong rừng.

 

 

Minh Thu

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline