Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản quốc gia

Thứ hai, 02/01/2023 11:01

TMO - Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương còn lưu giữ hệ thống di tích văn hóa nổi bật của quốc gia. Thời gian qua, địa phương này đã tập trung làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống Huế.

Theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Chính phủ phê duyệt mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu;… Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng “Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Thừa Thiên Huế vùng đất từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn, rồi kinh đô của 2 triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, với 7 di sản được UNESCO vinh danh di sản thế giới, gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ. Ngoài ra, có rất nhiều di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (Ảnh: BTQ) 

Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thiện quy hoạch và chỉnh trang đô thị, đồng bộ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa…Theo đánh giá của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay diện mạo Quần thể Di tích Cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững” với gần 200 công trình và hạng mục công trình được tu bổ, phục hồi, tôn tạo.

Tiêu biểu là các di tích Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang, lăng Đồng Khánh, Thiên Định Cung (lăng Khải Định), điện Minh Thành, điện Gia Thành (lăng Gia Long). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiếp tục trùng tu nhiều công trình quan trọng khác như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, tổng thể cảnh quan lăng Gia Long... thời gian tới là điện Cần Chánh, Đại Cung môn.

Đồng thời, tỉnh đã di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ di tích. Công tác điều tra, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng. Ngoài ra, xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”. Festival Huế với quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế được tổ chức thành công đã góp phần khẳng định vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế.

Thừa Thiên Huế cũng xây dựng chính sách về văn hóa như: Hỗ trợ đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế với tổng kinh phí thực hiện khoảng 268 tỷ đồng đến năm 2030 (Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND); Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND) quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như hỗ trợ giá thuê cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động bảo tàng ngoài công lập; hỗ trợ hoạt động trưng bày, triển lãm; đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ quảng bá hình ảnh. Cùng với các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, chính sách về nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản… cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng và triển khai hiệu quả.

Các khu di tích trong quần thể cố đô Huế thời gian qua được tu sửa, nâng cấp, đẩy mạnh khai thác du lịch kết hợp với bảo tồn giá trị di sản 

Vừa qua, tại Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, Đại diện tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được thì tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Cụ thể là những bất cập liên quan đến việc lập quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ di tích. Khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, đã quy định khu vực bảo vệ di tích gồm 2 khu vực, những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Nghĩa là hồ sơ di tích có 3 khu vực khoanh vùng bảo vệ phải lập lại hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích để phù hợp với quy định mới.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện, do vậy gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh hồ sơ khoanh vùng bảo vệ Quần thể Di tích Cố đô Huế. Điều này gây khó khăn cho công tác kêu gọi nguồn lực đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích nhằm phát huy giá trị của các di tích. Qua đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc trong khoanh vùng bảo vệ đối với các di tích đã được lập theo các quy định trước khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích tại Thừa Thiên Huế chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế đối với các di tích cần chống xuống cấp kịp thời. Hệ thống di tích phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, do thời tiết khắc nghiệt và nhiều yếu tố tác động nên rất nhiều di tích bị xuống cấp cần được trùng tu với nguồn lực lớn; tuy nhiên nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các Bộ, ngành Trung ương xem xét, tiếp tục hỗ trợ bố trí kinh phí để thực hiện hoàn thành dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế (thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế) và các dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh. Cho phép thí điểm mô hình xã hội hóa một số điểm di tích.

 

 

 

Minh Nhật 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline