Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo tồn, phát triển các vườn chè tuyết Shan cổ thụ

Thứ hai, 21/11/2022 11:11

TMO - UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo giao các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai thực hiện giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các vườn chè tuyết Shan cổ thụ trăm tuổi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giao UBND các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã tiến hành kiểm tra, rà soát, thống kê thực tế diện tích, số lượng cây chè Shan cổ thụ phân bố tập trung và xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn, phát triển, khai thác các vườn chè Shan cổ thụ tại địa phương; hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp có tâm huyết tham gia liên kết, đầu tư công nghệ chế biến tạo ra các sản phẩm từ chè Shan cổ thụ có giá trị. Đồng thời phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương xem xét đề xuất thực hiện mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch, trong đó có mô hình du lịch trải nghiệm vườn chè Shan cổ thụ nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát triển; nâng cao thu nhập cho người dân.

UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các địa phương thực hiện giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các vườn chè tuyết Shan cổ thụ trăm tuổi. Ảnh: Lê Sơn 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai được giao phối hợp với các UBND các huyện xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn, phát triển và khai thác các vùng chè Shan cổ thụ tại các địa phương trong tỉnh. Đồng thời tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin, tình hình thị trường đối với sản xuất chè Shan cổ thụ để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả.

Theo khảo sát của ngành Nông nghiệp tỉnh, Lào Cai hiện có trên 1.000 cây chè cổ thụ tại 4 huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai. Trước thực trạng cây chè cổ thụ chưa được chú trọng phát huy hết giá trị, một số địa phương của Lào Cai đã bắt đầu để ý đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của những vùng chè cổ thụ này.

Trong đó, Bát Xát là một trong những vùng trọng điểm chè của tỉnh Lào Cai. Ngoài 244 ha chè tập trung, huyện có trên 26 ha diện tích chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi tập trung tại xã Dền Sáng, A Mú Sung và một số diện tích phân tán tại xã Nậm Pung, A Lù, Dền Thàng, Y Tý, Sàng Ma Sáo. Chè cổ thụ ở Bát Xát chủ yếu mọc ở độ cao từ 2.200-2.500m và có 2 loại chè cổ thụ chính là chè búp đỏ, chè Shan tuyết. Năm 2021, huyện Bát Xát đã tổ chức khảo sát vùng chè cổ thụ trên địa bàn 2 xã Dền Sáng và Dền Thàng.

Tại huyện Bắc Hà, hiện có khoảng 40-50ha chè cổ thụ phân tán rải rác ở nhiều xã, do đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng ở các xã miền núi Hoàng Thu Phố, Tả Củ Tỷ, Bản Liền chăm sóc, tuổi chè từ 100-200 năm. Chè cổ thụ giờ được thu mua chế biến chè hữu cơ, giá bán lá chè tươi nguyên trung bình từ 15.000 - 19.000 đồng/kg, cao gấp 3 - 4 lần loại chè bình thường. Giá trị kinh tế cao, nên người dân đã có ý thức chăm sóc, gìn giữ những gốc chè này. 

Đồng bào Dao đỏ, xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) thu hái chè cổ thụ trên núi Ngải Trồ. Ảnh: BLC 

Tại huyện xã vùng cao Tả Thàng của huyện Mường Khương, quanh năm được bao bọc bằng những lớp sương mờ cùng khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. Vùng chè Shan tuyết cổ thụ Tả Thàng quần tụ thành rừng, xanh tốt quanh năm, những cây chè to lớn không biết có từ bao giờ được người dân nơi đây gìn giữ và phát triển thành một vùng chè đặc sản nổi tiếng.Địa phương này hiện có khoảng  16,5 ha diện tích cây chè Tuyết Shan cổ thụ, phân bố rải rác ở một số thôn  Bản Phố, Tả Thàng, Sú Dí Phìn.

Diện tích chè cổ thụ và chè trồng lâu năm đang được tỉnh Lào Cai quy hoạch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, việc bảo tồn và phát huy giá trị các vùng chè cổ thụ còn tạo ra các sản phẩm nông sản đặc hữu của địa phương mang lợi thế cạnh tranh cũng như phục vụ phát triển du lịch (sản phẩm thức uống làm quà tặng, trải nghiệm làm chè, khám phá rừng chè cổ...).

 

 

 

Trần Tuấn 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline