Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Bảo tồn hệ sinh thái tại các vùng đất ngập nước

Thứ tư, 25/01/2023 06:01

TMO - Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định vùng đất ngập nước giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, vì vậy để bảo tồn, khai thác bền vững khu vực này cần nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với vùng đất ngập nước, trong đó việc triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật cần được chú trọng thực hiện.  

Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho con người, từ lọc nguồn nước và cung cấp nước, đến bảo vệ chúng ta khỏi bão và lũ lụt, duy trì đa dạng sinh học và lưu trữ carbon. Ngày Đất ngập nước Thế giới nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của các vùng đất ngập nước đối với nhân loại và hành tinh, để thúc đẩy các hành động dẫn đến việc bảo tồn, sử dụng hợp lý và phục hồi chúng. Xu hướng biến mất và suy thoái của đất ngập nước đang ngày càng nghiêm trọng. Các vùng đất ngập nước đang biến mất nhanh gấp ba lần so với rừng và hơn 35% diện tích đất ngập nước đã bị suy thoái hoặc biến mất tính từ năm 1970.

Trước thực trạng trên, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã đề nghị các quốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới vào ngày 02 tháng 02 năm 2023 với chủ đề “Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay - Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước” nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưu tiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái.

Các khu đất ngập nước tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. 

Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới (2/2) năm 2023, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố triển khai và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, tăng cường nhận thức về các mối đe dọa đối với hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời kêu gọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi đất ngập nước. và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với tài nguyên nước, sự sống của con người và đa dạng sinh học.

Treo băng rôn, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về chủ đề của ngày Đất ngập nước thế giới năm 2023 ở nơi công cộng, các tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, những nơi đông người qua lại. Kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, có phương án phục hồi các vùng đất ngập nước bị suy thoái. Tiến hành các hoạt động truyền thông phù hợp, tổ chức lễ kỷ niệm, các cuộc thi, triển lãm hoặc phát động các phong trào gắn với chủ đề của ngày Đất ngập nước thế giới năm 2023. Tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển tại địa phương. 

Đẩy mạnh các giải pháp đầu tư vào bảo tồn, quản lý và phục hồi các vùng đất ngập nước để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Các tài liệu về ngày Đất ngập nước thế giới năm 2023, các hoạt động kỷ niệm ngày Đất ngập nước thế giới năm 2023 được đăng tải tại trang thông tin điện tử của Công ước Ramsar: https://www.worldwetlandsday.org.

Yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) đến hết ngày 28/02/2023. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối, chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nắm, chỉ đạo kịp thời; đồng thời, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nay, các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở TP. Vũng Tàu, TX. Phú Mỹ và huyện Côn Đảo, Xuyện Mộc… bao gồm: các khu rừng ngập mặn, các khu bảo tồn thiên nhiên …Các vùng đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm, hỗ trợ phát triển kinh tế từ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy, phát triển du lịch… Theo đó, việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước luôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương.

Trồng mới, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn là giải pháp quan trọng mà địa phương này triển khai tại các khu đất ngập nước.  

Trong đó, Vườn quốc gia Côn Đảo hiện có 14.000ha đất ngập nước, với khoảng hơn 2.000 vùng đất ngập nước mặn ven biển gồm các vịnh nông khi triều thấp, các khu vực bờ biển, ven biển có đá, vùng có rừng ngập mặn. Vùng đất ngập nước ở Côn Đảo có chức năng giữ nước ngọt cho đảo, chống lũ lụt, giúp ổn định đất ven bờ và kiểm soát lở đất.

Vườn quốc gia Côn Đảo có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới với 4 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng trên vùng đồi núi thấp, hệ sinh thái rừng trên đồi cát và bãi cát hạn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập nước phèn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hiện nay, đã ghi nhận có 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc có có mạch và 155 loài động vật thuộc 64 họ, 26 bộ là loại thú, loài chim, bò sát.

Đồng thời, khu vực này còn là môi trường sống của 1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển... Bên cạnh đó, vùng biển Côn Đảo còn là nơi phân bố phong phú của rùa biển. Trung bình mỗi năm có 507 cá thể rùa mẹ lên bãi biển Côn Đảo đẻ trứng và có khoảng 110.651 cá thể rùa con được thả về biển.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, để phát huy giá trị các vùng đất ngập nước, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phục hồi các vùng đất ngập nước như: trồng rừng ngập mặn; lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ngoài ra, tỉnh tập trung rà soát, đánh giá để phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái; tăng cường thực hiện Công ước Ramsar và thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - công nghệ về đất ngập nước.

 

 

Bích Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline