Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 08:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Báo động về tình trạng tan chảy các thềm băng ở Nam Cực

Thứ bảy, 14/10/2023 07:10

TMO - Các nhà khoa học cho biết, khối lượng của 40% thềm băng Nam Cực đã giảm mạnh trong 25 năm qua, làm tăng nguy cơ nước biển dâng. 

Các nhà khoa học đã phân tích hơn 100.000 bức ảnh vệ tinh để đánh giá tình trạng của 162 thềm băng tại Nam Cực trong giai đoạn 1997 - 2021. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, xu hướng tan chảy đã khiến 71 trong 162 thềm băng bị giảm khối lượng, trong đó có 68 thềm băng bị giảm ở mức đáng kể.

Trong 25 năm qua, các nhà khoa học tính toán được 67 nghìn tỷ tấn băng đã tan chảy ra biển, và được bù trừ bởi 59 nghìn tỷ tấn khối băng bổ sung vào các thềm băng mỗi năm, dẫn đến thất thoát 7.500 tỷ tấn khối. Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có 29 thềm băng gia tăng về khối lượng và 62 thềm băng không có sự thay đổi đáng kể. Có 48 thềm băng mất hơn 30% khối lượng trong 25 năm.

Các nhà khoa học cho biết khối lượng của 40% thềm băng Nam Cực đã giảm mạnh trong 25 năm qua. 

Tác nhân chính gây tan chảy là hải lưu và gió tại phía Tây Nam Cực, đẩy nước ấm đến dưới thềm băng. Gần như tất cả các thềm băng ở Tây Nam Cực đều ghi nhận sự suy giảm về khối lượng do tiếp xúc với nước ấm bên dưới. Việc thềm băng suy giảm đã khiến sông băng di chuyển nhanh hơn, làm mực nước biển toàn cầu tăng thêm 6mm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu. Dù Nam Cực chỉ đóng góp 6% trong tổng mực nước biển dâng, song con số này có thể tăng mạnh nếu thềm băng tiếp tục thu hẹp.

Thềm băng là những tảng băng nổi bao quanh Nam Cực, giúp bảo vệ và ổn định sông băng trong khu vực bằng cách làm chậm dòng chảy vào đại dương. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA, thềm băng lớn tan chảy sẽ giải phóng nước ngọt vào đại dương - có thể có tác động đến sự lưu thông của đại dương, bao gồm việc di chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhiệt và carbon khỏi hệ sinh thái vùng cực.

Các số liệu được công bố mới đây cho thấy, băng biển bao quanh Nam Cực đã xuống mức thấp kỷ lục trong mùa đông vừa qua tại Nam bán cầu, khiến các nhà khoa học lo ngại tác động của biến đổi khí hậu tại đây đang tăng lên. Việc nước ngọt tràn vào đại dương sẽ làm giảm độ mặn của nước ở Nam Đại Dương, khiến nước trở nên nhẹ hơn, làm chậm quá trình chìm xuống và có nguy cơ làm suy yếu mạng lưới các dòng hải lưu, gây tác động lớn tới khí hậu toàn cầu.

 

 

Quỳnh Chi

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline