Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/07/2025 15:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ hai, 07/07/2025

Báo động tình trạng suy giảm chất lượng nước ngọt toàn cầu

Chủ nhật, 01/09/2024 10:09

TMO - Liên hợp quốc cho biết, hồ, sông và tầng chứa nước đang bị suy thoái ở một nửa số quốc gia trên khắp thế giới. Tình trạng này đe dọa sức khỏe, sinh kế của hàng tỷ người và dự kiến, ​​tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong thập kỷ này.

Theo báo cáo của Ủy ban về nước Liên hợp quốc (UN-Water) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), 90 quốc gia, hầu hết ở châu Phi, Trung Á và Đông Nam Á, đang trải qua tình trạng suy thoái của một hoặc nhiều hệ sinh thái nước ngọt. Các khu vực khác như châu Đại Dương, đánh dấu sự cải thiện. Ô nhiễm, chuyển đổi đất, khai thác quá mức và biến đổi khí hậu góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái nước ngọt. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sử dụng đất, các dòng sông đã giảm ở 402 lưu vực trên toàn thế giới, con số này nhiều hơn gấp 5 lần kể từ năm 2000. 

Việc mất rừng ngập mặn do các hoạt động của con người (ví dụ như nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp) gây ra rủi ro cho các cộng đồng ven biển, nguồn nước ngọt, đa dạng sinh học và khí hậu do đặc tính lọc nước và cô lập carbon của chúng. Sự suy giảm đáng kể của rừng ngập mặn đã được ghi nhận ở Đông Nam Á, mặc dù tốc độ phá rừng đã chậm lại trong thập kỷ qua. Hồ và các vùng nước mặt khác đang bị thu hẹp hoặc bị mất hoàn toàn ở 364 lưu vực trên toàn thế giới. 

(Ảnh minh họa). 

Chính phủ các nước đã ký kết Mục tiêu phát triển bền vững thứ 6 của LHQ (SDG 6) nhằm đạt được vệ sinh nước sạch và bền vững cho tất cả mọi người vào năm 2030, cũng như hơn 800 cam kết về nguồn nước trên toàn cầu được bảo đảm tại Hội nghị nước của Liên hợp quốc diễn ra vào năm ngoái. Trong đó, khoảng 45 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia nỗ lực khôi phục 300.000km sông bị suy thoái và khoảng 350 triệu ha đất ngập nước bị suy thoái vào năm 2030.

Những cam kết toàn cầu đạt được trong thời gian qua là rất đáng hoan nghênh nhằm cải thiện chất lượng và tính khả dụng của nước ngọt. Các nỗ lực toàn cầu có thể ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái đáng lo ngại đang diễn ra với hệ sinh thái. Tuy nhiên, cần có nhiều hỗ trợ tài chính hơn nữa từ các chính phủ và khu vực tư nhân nếu muốn đạt được các mục tiêu đã được định ra.

 

 

Thu Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline