Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 12:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Báo động tình trạng sông băng tan chảy ở khu vực Trung Á

Thứ ba, 17/09/2024 13:09

TMO - Hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao 4.000m so với mặt nước biển thuộc rặng Thiên Sơn ở khu vực Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. 

Theo các nhà khoa học, cách đây 8 - 10 năm, trên các dòng sông băng còn có tuyết. Nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tuyết đã hoàn toàn biến mất và các sông băng không thể tái tạo vì nhiệt độ tăng cao. Cảnh báo từ các nhà khoa học cho thấy, tốc độ tan chảy của các sông băng đang gia tăng nhanh chóng. Chẳng hạn như sông băng Adygene, một trong những dòng sông băng hùng vĩ nhất trên dãy Thiên Sơn, đã thu hẹp hơn 900m mỗi năm kể từ thập niên 1960.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á - Âu, có khoảng 14 - 30% sông băng ở Thiên Sơn và Pamir, hai dãy núi chính ở Trung Á, đã tan chảy trong 60 năm qua. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có khả năng sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử và sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác động rất lớn tới môi trường, đặc biệt ở Trung Á là nơi đã chứng kiến nhiều thảm họa thời tiết khắc nghiệt trong thời gian qua.    

Sông băng trên núi Tian Shan của Kyrgyzstan. 

Sự tan chảy của hàng nghìn dòng sông băng cùng lúc ở Trung Á sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với người dân trong khu vực, nhất là những vùng không giáp biển. Sông băng tan sẽ làm thay đổi trữ lượng nước ngọt và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Tại Kyrgyzstan, nước tan chảy từ sông băng tạo thành các hồ chứa mới và đổ xuống phía dưới các ngọn núi tạo thành dòng lũ chảy siết. Thủ đô Bishkek cũng nằm trong vùng nguy hiểm.

Ngoài ra, sự thay đổi trữ lượng nước ngọt, nhất là tình trạng khan hiếm, sẽ là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước láng giềng. Là hai nước có địa hình nhiều núi, Kyrgyzstan và Tajikistan có khoảng 10.000 sông băng và đây là nguồn cung cấp nước chính cho Trung Á. Khi các sông băng co hẹp hoặc không còn, vấn đề thiếu nước ở Trung Á sẽ trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn.  

Tổng thống Kyrgyzstan cảnh báo nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các sông băng tại Trung Á sẽ giảm một nửa vào năm 2050 và có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2100. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn gây ra khủng hoảng nghiêm trọng về nước, lương thực và sinh kế của hàng triệu người dân sống dựa vào các dòng sông băng tại khu vực này.

 

Thanh Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline