Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Báo động tình trạng lãng phí lương thực toàn cầu

Thứ hai, 06/05/2024 07:05

TMO - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, gần 1/5 lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu trong năm 2022 đã bị lãng phí (tương đương 1,05 tỷ tấn), mặc dù khoảng 1/3 nhân loại đang phải đối mặt nạn đói. 

Theo báo cáo Chỉ số Rác thải thực phẩm của UNEP, trong số 1,05 tỷ tấn rác thải thực phẩm của năm 2022, có khoảng 60% đến từ các hộ gia đình, trong khi tỷ lệ này ở lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ lần lượt khoảng 28% và 12%. Tính trung bình, mỗi người bỏ phí 79kg thực phẩm/năm - tương đương 1,3 bữa ăn/ngày đối với những người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn đói. Trong khi đó, khoảng 29,6% dân số toàn cầu đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.

Theo báo cáo, tình trạng lãng phí thực phẩm cũng tác động đến khí hậu. Những dữ liệu gần đây cho thấy thất thoát và lãng phí lương thực gây ra 8-10% lượng phát thải khí nhà kính hằng năm trên toàn cầu, gần gấp 5 lần mức phát thải của ngành hàng không.

Ảnh minh họa. 

Báo cáo cũng cho thấy có mối tương quan trực tiếp giữa nhiệt độ trung bình và mức độ lãng phí thực phẩm. Được biết, hiện chỉ có 21 quốc gia đưa tình trạng thất thoát và lãng phí thực phẩm vào kế hoạch khí hậu quốc gia, mặc dù thực tế tình trạng này tạo ra 8% -10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu - cao hơn gần gấp 5 lần so với lượng khí thải từ ngành hàng không.

Trong khi tác động đến khí hậu của các chuyến bay tiêu tốn nhiều nhiên liệu đã được đề cập rõ ràng, báo cáo cho thấy tác động của vấn đề lãng phí thực phẩm đã bị bỏ qua. Thực phẩm cần nhiều tài nguyên để sản xuất, đòi hỏi lượng đất và nước khổng lồ, đồng thời hệ thống thực phẩm chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 tổng lượng khí thải làm nóng hành tinh trên toàn cầu. Phần lớn rác thải thực phẩm được đưa đến các bãi rác, tạo ra khí metan khi phân hủy. Là một loại khí nhà kính mạnh, khí metan có khả năng làm nóng hành tinh cao hơn khoảng 80 lần so với CO2 trong 20 năm đầu tiên.

Rất ít quốc gia có kế hoạch giảm tình trạng lãng phí thực phẩm và hầu hết đều không đưa vấn đề này vào đề xuất giảm lượng khí thải carbon. Nhưng tại một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Indonesia, Mexico và Nam Phi, tình trạng lãng phí thực phẩm đã giảm đáng kể từ năm 2007. Nhật Bản cắt giảm gần 1/3 mức lãng phí thực phẩm, trong khi tỷ lệ này tại Anh là 18%.

 

 

Lê Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline