Hotline: 0941068156
Thứ hai, 03/02/2025 22:02
Thứ hai, 03/02/2025 13:02
TMO - Hiện tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng đã lan rộng trên 40,6% diện tích đất của Trái Đất.
Báo cáo từ nghiên cứu của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) cho thấy, hơn 75% diện tích đất trên thế giới đã "khô hạn thường xuyên hơn" trong thời gian từ năm 1990-2020 so với giai đoạn 30 năm trước đó.
Theo nghiên cứu, đất khô cằn (những khu vực khó khai thác nông nghiệp) đã tăng 4,3 triệukm2 từ năm 1990-2020. Hiện tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng đã lan rộng trên 40,6% diện tích đất của Trái Đất, không bao gồm Nam Cực, cách đây 30 năm, con số này là 37,5%.
(Ảnh minh họa).
Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm các quốc gia giáp Địa Trung Hải, Nam Phi, Nam Australia và một số khu vực nhất định của châu Á và châu Mỹ Latinh. Trong đó, tại châu Phi khoảng 12% GDP bị mất từ năm 1990 đến năm 2015 do tình trạng khô hạn. Dự báo cho thấy, trong 5 năm tới, châu Phi có thể mất 16% GDP, trong khi châu Á sẽ mất gần 7%.
Đất đai khô cằn gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp tại nhiều quốc gia. Tại Kenya, năng suất ngô có thể giảm một nửa vào năm 2050 nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn. Các vùng đất khô cằn, nơi 90% lượng mưa bị bốc hơi, sẽ khiến trữ lượng nước giảm đáng kể trên toàn thế giới vào giữa thế kỷ này. Các chuyên gia nhấn mạnh, tình trạng khô hạn làm trầm trọng thêm nghèo đói, khiến các tài nguyên dễ bị khai thác quá mức, dẫn đến khan hiếm nước, suy giảm nông nghiệp và di cư bắt buộc.
Mai Anh
Bình luận