Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 05:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Báo động tình trạng chặt phá rừng nhiệt đới bờ biển Đại Tây Dương ở Brazil

Thứ hai, 30/05/2022 07:05

TMO - Tổ chức môi trường SOS Mata Atlantica vừa công bố một báo cáo mới cho thấy diện tích vùng rừng Đại Tây Dương của Brazil bị tàn phá đã tăng 66% trong năm ngoái.      

Báo cáo dựa trên dữ liệu giám sát vệ tinh cho thấy, từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021, rừng Đại Tây Dương trải dài về phía bờ biển miền Đông của Brazil đã mất 21.642 hecta diện tích che phủ, tăng 2/3 so với một năm trước đó

Tổ chức SOS Mata Atlantica nêu rõ diện tích rừng bị chặt phá tương đương kích thước của hơn 20.000 sân bóng đá và đã khiến khoảng 10,3 triệu tấn CO2 phát thải vào bầu khí quyển.  

Ảnh minh họa 

Phá rừng là một thảm họa không chỉ đối với Brazil mà còn đối với cả thế giới. Nghiên cứu cho thấy rừng Đại Tây Dương là một trong những quần xã sinh vật cần phải được khôi phục khẩn cấp nếu thế giới muốn đạt được được mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt của Trái Đất không vượt quá 1,5 độ C như đã đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Theo các số liệu thống kê chính thức, kể từ năm 2019, diện tích rừng Amazon ở Brazil bị tàn phá trung bình hằng năm đã tăng 75% so với thập kỷ trước. 

Giới chuyên gia nhận định rằng tương tự Amazon - vốn được mệnh danh là "lá phổi xanh" của thế giới, rừng Đại Tây Dương của Brazil cũng là một vùng đệm quan trọng chống biến đổi khí hậu và là một hệ sinh thái quan trọng giúp đảm bảo nguồn cung lương thực, nước uống và thủy điện.

 

Minh Tâm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline