Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 24/01/2025 07:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ sáu, 24/01/2025

Báo động tình trạng bụi xâm nhập vào bầu khí quyển mỗi năm

Thứ bảy, 21/10/2023 06:10

TMO - Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về cách thức biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng các "điểm nóng" bão cát và bụi. 

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo hằng năm, trong đó xem xét tần suất và mức độ nguy hiểm của bão cát và bụi cũng như tác động của chúng đối với xã hội. Theo báo cáo cập nhật này, trong năm ngoái, nồng độ bụi trung bình trên bề mặt toàn cầu hằng năm là 13,8 microgam/mét khối (mcg/m3), cao hơn một chút so với mức 13,5 mcg/m3 ghi nhận hồi năm 2021.

Mức tăng nhẹ này là do lượng khí thải tăng từ phía Trung-Tây châu Phi, Bán đảo Arab, Cao nguyên Iran và miền Tây Bắc Trung Quốc. Cũng theo báo cáo, nồng độ bụi bề mặt trung bình hàng năm cao nhất được ghi nhận tại khu vực Bodele của Cộng hòa Chad, dao động từ 900-1.200 mcg/m3. Ở Nam bán cầu, mật độ cao nhất đo được tại miền Trung Australia và khu vực ven biển phía Tây Nam Phi là khoảng 200-300 mcg/m3.

Khoảng 2.000 triệu tấn bụi xâm nhập vào bầu khí quyển, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí. 

Báo cáo cho biết thêm mỗi năm, khoảng 2.000 triệu tấn bụi xâm nhập vào bầu khí quyển, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km, đồng thời ảnh hưởng đến các nền kinh tế, hệ sinh thái, thời tiết và khí hậu. 

Báo cáo cũng nêu chi tiết ba vụ việc lớn trong năm 2022, trong đó có đợt bão bụi bất thường xảy ra hồi tháng Ba khi một khối khí nóng từ sa mạc Sahara đã tràn vào nhiều khu vực ở Tây Ban Nha, mang theo cả bụi bẩn và đất cát khiến bầu trời nhuộm màu cam. Vào thời điểm đó, ở miền Tây Nam Tây Ban Nha, lượng bụi cao nhất mỗi giờ lên tới 3.500mcg, vượt xa ngưỡng quy định giới hạn lượng bụi trung bình hằng ngày mà Liên minh châu Âu (EU) đặt ra là 50mcg.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh rằng các hoạt động của con người đang tác động đến bão cát và bụi. Đơn cử như nhiệt độ cao hơn, hạn hán và lượng nước bốc hơi cao hơn dẫn đến độ ẩm của đất thấp hơn. Những yếu tố này kết hợp với việc quản lý đất đai yếu kém đã tạo điều kiện cho bão cát và bụi xuất hiện nhiều hơn. Bão cát và bụi tác động đến sức khỏe, giao thông hàng không, vận tải mặt đất, đường bộ, đường sắt và ngành nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cộng đồng và nền kinh tế.

Trước thực tế trên, WMO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về bão cát, bụi và biến đổi khí hậu, những vấn đề phần lớn vẫn "chưa được khám phá." WMO cũng bày tỏ mong muốn hệ thống cảnh báo sớm thảm họa thời tiết sẽ được triển khai trên toàn thế giới trong vòng 4 năm tới để bảo vệ người dân tránh khỏi những tác động ngày càng trầm trọng của biến đổi khí hậu

 

 

Minh Tâm

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline