Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 05:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Báo động ô nhiễm vi nhựa tại các dòng sông

Thứ bảy, 12/04/2025 06:04

TMO - Tình trạng ô nhiễm vi nhựa tại các dòng sông ở Châu Âu ngày càng ở mức báo động cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và hệ sinh thái.

Các nhà nghiên cứu về môi trường đã lên tiếng cảnh báo về mức độ ô nhiễm vi nhựa (microplastic) đáng báo động tại các con sông châu Âu. Nghiên cứu  được thực hiện trên 9 con sông lớn của châu Âu - đã phân tích 27.000 mẫu nước và phát hiện ra rằng trung bình mỗi m³ nước chứa 3 hạt vi nhựa. Tại sông Seine (Pháp), con số này lên tới 900 hạt/m³.

Tại Bỉ, tình hình cũng không mấy khả quan. Nghiên cứu của Đại học Tự do Brussels cho thấy nồng độ vi nhựa tại sông Senne dao động từ 4 đến 10 hạt/m³ ở thượng nguồn và tăng lên 160 -180 hạt/m³ ở cửa sông.

Nghiên cứu năm 2022 cũng ghi nhận sự hiện diện rộng rãi của microplastic tại vùng nước ven biển, cảng, cửa sông và đáy sông. Vi nhựa với kích thước nhỏ hơn 5 mm có khả năng xâm nhập vào mọi ngóc ngách của môi trường. Chúng không chỉ gây ô nhiễm trực tiếp mà còn đóng vai trò là vật trung gian vận chuyển các vi sinh vật, bao gồm cả mầm bệnh hoặc chất độc hại khác, đe dọa trực tiếp sức khỏe con người.

Ô nhiễm vi nhựa gây ảnh hưởng lớn tới con người. (Ảnh minh hoạ). 

Giáo sư Patrick Kestemont tại Đại học Namur (Unamur) cho biết hạt vi nhựa không độc hại tự thân, nhưng vì chúng vận chuyển các chất ô nhiễm vi mô, kim loại nặng hoặc vi khuẩn nên chúng góp phần đưa những chất này vào cơ thể sinh vật. Ông Kestemont nhấn mạnh nghiên cứu đã chỉ ra vi nhựa có khả năng làm thay đổi hệ vi sinh vật của động vật, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch.

Ông cũng chia sẻ thêm về nghiên cứu của mình, trong đó ông và các cộng sự đã quan sát thấy toàn bộ hệ vi sinh vật của cá ngựa vằn bị biến đổi do sự hiện diện của hạt vi nhựa. Ông giải thích rằng hệ vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của sinh vật.

Vi nhựa cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường bao gồm nước uống, thực phẩm và không khí. Chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ các bệnh nhiễm trùng đến các vấn đề về hệ miễn dịch.

Theo các chuyên gia, việc loại bỏ vi nhựa khỏi môi trường là vô cùng khó khăn. "Vi nhựa khi đã có mặt trong nước thì đã quá muộn. Điều duy nhất cần làm là cắt đứt nguồn ô nhiễm, trước khi nó xâm nhập vào tự nhiên" - Alix Giaux, chuyên gia về nhựa tại Canopea (liên đoàn các hiệp hội môi trường vùng Wallonie-Brussels) - nhận định.

Theo các nhà khoa học, mức độ ô nhiễm "đáng báo động" được ghi nhận trung bình là "3 hạt vi nhựa/m3 nước" ở 9 dòng sông được khảo sát. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 40 hạt vi nhựa/m3 từng được đo tại 10 con sông ô nhiễm nhất thế giới, trong đó có Hoàng Hà, Dương Tử (Trường Giang), Nile, Niger, Amur - nơi tập trung phần lớn hoạt động sản xuất nhựa và xử lý rác thải toàn cầu.

 

 

Ngọc Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline