Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Báo động nạn khai thác cát quá mức trên toàn cầu

Thứ bảy, 09/09/2023 07:09

TMO - Tốc độ khai thác cát biển đang tăng lên trên toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề đến sinh vật và các cộng đồng ven biển.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), cát đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong việc cung cấp các hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế cũng như cung cấp sinh kế cho cộng đồng và duy trì đa dạng sinh học. Cát là tài nguyên được sử dụng nhiều thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau nước, thế giới sử dụng 50 tỷ tấn cát và sỏi mỗi năm. Trong tổng số này, khoảng từ 10-16 tỷ tấn cát lấy lên từ đáy sông. Quy mô nạo vét cát từ đại dương và biển bằng tàu chuyên dụng, dù cho đến nay vẫn chưa được biết đến, nhưng cũng ước đạt từ 4-8 tỷ tấn. 

(Ảnh minh họa). 

UNEP cho biết ngành công nghiệp nạo vét đang khai thác 6 tỷ tấn cát biển mỗi năm. Tốc độ khai thác đang tăng lên trên toàn cầu và gần đạt tốc độ bổ sung tự nhiên là 10 - 16 tỷ tấn trầm tích trôi vào các đại dương mỗi năm. Con số 6 tỷ tấn cát biển trên tương đương với hơn một triệu xe tải cát mỗi ngày, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học biển và sự phát triển của các cộng đồng ven biển.

Việc khai thác cát và sỏi ở vùng biển nông là rất quan trọng đối với nhiều dự án xây dựng khác nhau nhưng chúng lại là mối đe dọa lớn đối với các cộng đồng ven biển đang phải đối mặt với mực nước biển dâng cao và bão. Quy mô tác động môi trường của các hoạt động khai thác và nạo vét vùng biển nông là đáng báo động, bao gồm những tác động về đa dạng sinh học, độ đục của nước và tác động tiếng ồn đối với động vật có vú ở biển. 

UNEP cho biết thêm, khai thác cát cũng gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ven biển và đáy biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học biển, chất dinh dưỡng từ biển và ô nhiễm tiếng ồn, cũng như ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm mặn tầng nước ngầm và phát triển du lịch trong tương lai.

Trước thực trạng trên, nền tảng dữ liệu mới do Trung tâm phân tích GRID-Geneva của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát triển sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tín hiệu tự động từ tàu để theo dõi và giám sát các hoạt động nạo vét cát, đất sét, bùn, sỏi và đá trong môi trường biển trên thế giới. Nền tảng này sử dụng tín hiệu Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) cho các tàu kết hợp với AI để xác định hoạt động của các tàu nạo vét.

Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ cũng như ngành công nghiệp nạo vét coi cát là nguồn tài nguyên chiến lược và nhanh chóng tham gia vào các cuộc đàm phán để tìm ra những giải pháp cải thiện các tiêu chuẩn nạo vét trên toàn thế giới. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline