Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/05/2024 01:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/05/2024

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi dịp cuối năm

Thứ ba, 05/12/2023 07:12

TMO - Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, thời tiết giao mùa làm sức đề kháng của đàn vật nuôi suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Tính đến thời điểm tháng 11/2023 toàn tỉnh Nghệ An có tổng đàn trâu, bò ước đạt 800.460 con, tăng 3,12% so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn ước đạt 988.625 con, tăng 3,35% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm ước đạt 32.618 nghìn con, tăng 7,82% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh có  970 trang trại chăn nuôi (theo quy mô của Luật Chăn nuôi). Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện đang là thời điểm người chăn nuôi tích cực chăm sóc đàn vật nuôi, dự kiến đến cuối năm, tổng đàn trâu, bò đạt 805 nghìn con, đàn lợn 1,05 triệu con và tổng đàn gia cầm khoảng 34 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 10 tháng năm 2023 ước đạt 238 nghìn tấn, tăng 3,36% so với cùng kỳ, sản lượng sữa 240 nghìn tấn. 

Trên cơ sở tổng đàn và dự kiến sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023, ngành chăn nuôi đã chủ động hướng dẫn các địa phương tăng đàn, tái đàn đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm phục vụ tiêu dùng các tháng cuối năm 2023, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán 2024. Dự kiến, sản lượng sản phẩm chăn nuôi sản xuất 2 tháng cuối năm và tháng 1 năm 2024 khoảng 57.000 tấn, sản lượng sữa 70.000 tấn và sản lượng trứng 180 triệu quả. Dự báo, giá các sản phẩm chăn nuôi dịp tết Nguyên đán 2024 sẽ chỉ tăng nhẹ từ 10-15% do sức tiêu thụ không tăng đột biến so với nhu cầu và không thiếu hụt sản phẩm chăn nuôi phục vụ người tiêu dùng.

Cùng với việc sẵn sàng chuẩn bị cung ứng các sản phẩm chăn nuôi, các hộ chăn nuôi còn tích cực tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trước mắt, hạn chế nguồn lây lan, phòng ngừa cho đàn vật nuôi chưa bị nhiễm bệnh. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ đầu năm 2023 đến nay diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, dại chó; bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng trên tôm nuôi tại các hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra 93 ổ dịch tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa qua 21 ngày tại 15 huyện, thị. Tổng số lợn chết, buộc tiêu hủy là 3.524 con, tương đương tổng trọng lượng 201.425 kg, trong đó, lợn nái 749 con, lợn thịt 2.016 con, lợn con 752 con. Tổng số lợn tiêu hủy năm 2023 khoảng 0,7% tổng đàn.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang từng bước được khống chế. So với cùng kỳ năm 2022, số ổ dịch giảm 19,4%, số lợn tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 11,1%. Có nhiều địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, có tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi đạt cao từ 60 -80% như Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, TX. Cửa Lò.

Công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được triển khai đồng bộ tại các địa phương. Ảnh: XH. 

Nhận định trong thời gian tới, nhất là các tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 nguy cơ các loại dịch bệnh phát sinh và lây lan rất cao, do một số địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; chưa nắm bắt thông tin kịp thời, chưa báo cáo, xử lý triệt để các 0 dịch phát sinh, dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh  Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin vụ Xuân năm 2023 cho đàn vật nuôi tại nhiều huyện đạt thấp (trung bình toàn tỉnh, Lở mồm long móng đạt 36,75%, Viêm da nổi cục đạt 14,48%, Tụ huyết trùng lợn đạt 23,16%, Dịch tả lợn đạt 21,52%, Dại chó đạt 39,37% so với tổng đàn; vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm hầu như không triên khai tiêm...).

Nhiều địa phương chưa phê duyệt, bố trí kinh phí cho các Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật; Kết quả giám sát trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ lưu hành các loại mầm bệnh cao (bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 là 13,39%, bệnh Dại là 71,43%) Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội vì vậy hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng; Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh...

Để chủ động kiểm soát, xử lý kịp thời, có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, Các huyện đang xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi: Tập trung mọi nguồn lực triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống, không để dịch lây lan, kéo dài và phát sinh ổ dịch mới. Chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch mới phát sinh; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh từ cơ sở đến cấp xã, huyện, tỉnh theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn; tập trung vùng có dịch, vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh, vùng bị ngập úng. Đặc biệt, sau lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, mầm bệnh phát tán rộng cần triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường với phương châm nước rút đến đâu, vệ sinh khử trùng tiêu độc đến đó. Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải không để gây ô nhiễm môi trường.

Phòng chóng dịch bệnh trên đàn gia cầm nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm được các hộ sản xuất tập trung thực hiện. 

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng về số lượng đầu con và sản lượng từ 2-4% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, đàn vật nuôi vật duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2023, cả nước xuất hiện 481 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 42 tỉnh, thành phố (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Đắk Lắk, Vĩnh Long...), buộc phải tiêu hủy hơn 18 nghìn con lợn.  Dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện 100 ổ dịch ở 15 địa phương... Nguyên nhân là do: Tổng đàn vật nuôi lớn, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, nhận thức của nông hộ về chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm còn hạn chế. Một số địa phương, người chăn nuôi còn chủ quan lơ là trong tiêm phòng vắc-xin tập trung.

Các chuyên gia cho rằng: Để phòng chống hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, các địa phương cần chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định. Bố trí nguồn lực thực hiện ngay việc rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin phòng các bệnh cho vật nuôi ở những địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, bảo đảm tỷ lệ đạt hơn 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm.

Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những bất cập trong công tác phòng chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hướng dẫn chủ vật nuôi áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, có cách thức ngăn chặn các loài véc-tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc-tơ truyền bệnh.

Chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật nguy hiểm để kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ổ dịch mới phát sinh. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Chủ động phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Để ngành chăn nuôi phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phải chủ động ngăn chặn từ sớm, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

 

Lê An 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline