Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 15:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Bangladesh nỗ lực giải quyết ô nhiễm không khí

Thứ tư, 12/03/2025 12:03

TMO - Tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Bangladesh là một trong 5 quốc gia có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất. 

Theo dữ liệu vừa được IQAir – công ty giám sát chất lượng không khí có trụ sở tại Thụy Sĩ vừa công bố chỉ có 7 quốc gia trên thế giới đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 2024. Các nước này bao gồm Australia, New Zealand, Bahamas, Barbados, Grenada, Estonia và Iceland.

Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. Chad được ghi nhận là quốc gia ô nhiễm nhất năm 2024 với mức độ khói bụi trung bình cao hơn gấp 15 lần so với ngưỡng khuyến nghị của WHO. Ngoài Chad, có 4 quốc gia khác có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới là Bangladesh, Pakistan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ấn Độ. 

Khói bụi ô nhiễm tại thủ đô Dhaka, Bangladesh. 

Tại Bangladesh, ô nhiễm không khí có tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, liên quan gần 160.000 ca tử vong sớm hằng năm. Chính phủ Bangladesh thừa nhận việc kiểm soát ô nhiễm không khí là một quá trình dài, đòi hỏi tất cả các bên liên quan cùng hợp tác để giải quyết vấn đề.

Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu Bangladesh thường xuyên đưa ra các cảnh báo về chất lượng không khí ở Thủ đô Dhaka và các khu vực chung quanh vượt mức không lành mạnh và nhiều khi lên tới mức nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, người dân Bangladesh được khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra ngoài, trong khi những người nhạy cảm hoặc mắc bệnh về hô hấp được yêu cầu tránh ra ngoài trừ khi thật sự cần thiết.

Ở Bangladesh, nồng độ hạt bụi mịn (PM2.5) trong không khí trung bình hằng năm dao động từ 60-100 microgram/m³ trên toàn quốc và từ 90-100 microgram/m³ riêng ở thủ đô Dhaka, cao hơn nhiều so mức khuyến cáo về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong bối cảnh sức khỏe cộng đồng bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều sáng kiến lớn đã được Chính phủ Bangladesh áp dụng nhằm cải thiện chất lượng không khí.

Kế hoạch quản lý chất lượng không khí quốc gia (NAQMP) giai đoạn 2024-2030, hướng đến tăng cường quản lý chất lượng không khí, bao gồm cập nhật các cơ chế giám sát, quản trị và giảm phát thải từ các nguồn chính. NAQMP ban hành bộ chỉ số chất lượng không khí theo thời gian thực, do Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu phối hợp Ủy ban quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm không khí Bangladesh công bố, dựa trên dữ liệu từ mạng lưới 16 trạm giám sát chất lượng không khí liên tục được lắp đặt ở Dhaka và một số khu vực khác. Mô hình này được kỳ vọng sẽ nhanh chóng phủ sóng ở khắp các thành phố của Bangladesh./. 

 

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline