Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Bangladesh cấm đồ nhựa dùng một lần tại khu rừng Di sản thế giới

Thứ sáu, 31/03/2023 05:03

TMO - Bangladesh vừa áp dụng lệnh cấm nhựa sử dụng một lần tại rừng Sundarbans, Di sản thế giới. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh khách du lịch xả rác xuống khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới này, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

Bộ trưởng Môi trường Bangladesh Shahab Uddin đã công bố lệnh cấm nhựa sử dụng một lần, bao phủ 6.500 km2 diện tích khu rừng. Theo ông, nhựa sử dụng một lần đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học của Sundarbans. 

Quyết định của Bộ trưởng Môi trường Bangladesh ngay lập tức được các nhà bảo vệ môi trường ca ngợi. Ông Monirul Khan, giáo sư động vật học tại Đại học Jahangirnagar (Bangladesh) cho biết: "Môi trường và đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở Sundarbans. Mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm do nhựa gây ra nhiều hơn những gì chúng ta thấy, trong khi động vật hoang dã thường ăn phải những loại nhựa này".

Ảnh minh họa. 

Rừng Sundarbans nằm dọc theo bờ biển Bangladesh và là nơi sinh sống của một số sinh vật quý hiếm nhất thế giới, bao gồm hổ Bengal và cá heo Irrawaddy. Đáng chú ý, một phần của Sundarbans đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới vào năm 1997. Tuy nhiên, các nhà bảo tồn thường xuyên gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối đe dọa môi trường đối với Sundarbans.

Theo Chính phủ Bangladesh, khu rừng có khoảng 200.000 khách du lịch đến thăm mỗi năm, bên cạnh các chuyến đi theo mùa của ngư dân và những người thu hoạch mật ong rừng, những người phụ thuộc vào sự phong phú của hệ sinh thái này. Khi khách du lịch đến thăm khu rừng, họ mang theo chai nước dùng một lần, cũng như đĩa đựng thức ăn, chai nước ngọt và lon bằng nhựa dùng một lần.

Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc các chất ô nhiễm và đóng vai trò là vườn ươm cho nhiều sinh vật biển. Đồng thời, chúng có thể giúp chống lại tình trạng biến đổi khí hậu bằng cách thu giữ hàng triệu tấn carbon mỗi năm trong lá, thân và rễ của cây, cũng như trong đất. Bên cạnh đó, Sundarbans, nằm trên đồng bằng sông Hằng, sông Brahmaputra và sông Meghna trên Vịnh Bengal, cũng giúp tạo vùng đệm cho các cộng đồng ven biển ở Bangladesh khỏi các cơn lốc xoáy thường xuyên càn quét quốc gia này trong mùa gió mùa hàng năm.

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline