Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 15:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Bangladesh: Báo động tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

Thứ tư, 03/07/2024 13:07

TMO - Ô nhiễm tiếng ồn tại thủ đô Dhaka của Bangladesh đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người dân.  

Nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm khí quyển (CAPS) tại Đại học Stamford thực hiện trong một năm từ tháng 4/2021 - 3/2022 nhằm đánh giá mức độ ồn tại 10 địa điểm ở Dhaka cho thấy tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các khu vực được khảo sát. Cụ thể, mức độ ồn đều vượt tiêu chuẩn tại 96,7% các khu vực yên tĩnh, 91,2% khu dân cư, 83,2% khu phức hợp, 61% khu thương mại và 18,2% khu công nghiệp.  

CAPS nhấn mạnh ô nhiễm tiếng ồn gia tăng tại Dhaka, với 82% tổng số địa điểm được theo dõi có độ ồn đều vượt 60 decibel. Dù Bangladesh đã ban hành Quy định kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn vào năm 2006 (độ ồn cho phép ở mức 45 decibel vào ban đêm, 55 decibel vào ban ngày đối với các khu dân cư, 60 decibel vào ban đêm và 70 decibel vào ban ngày đối với các khu thương mại) nhưng việc thực thi vẫn là gặp nhiều khó khăn. 

Ảnh minh họa. 

Phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, việc bấm còi không cần thiết, sử dụng loa đài tràn lan và các nguồn khác gây độ ồn cao đang phá vỡ cuộc sống bình thường của thủ đô Bangladesh. Trong khi đó, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của ô nhiễm tiếng ồn vẫn còn thấp. Độ ồn ở Dhaka cao gấp hơn 2 lần giới hạn cho phép, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ gây mất thính lực mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và các biến chứng về tim. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ bị ảnh hưởng. Việc tiếp xúc với độ ồn 120 decibel có thể lập tức gây tổn thương thính giác, trong khi việc tiếp xúc liên tục với tiếng ồn 85 decibel khoảng 2 giờ/ngày có thể dần làm suy giảm thính lực. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh Chính phủ và người dân Bangladesh cần lập kế hoạch dài hạn và thực thi chặt chẽ các luật pháp hiện hành hơn. 

 

 

Lê Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline