Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 05/07/2025 18:07
Thứ bảy, 05/07/2025 11:07
TMO - Các nhà khoa học phát hiện tình trạng băng Nam Cực tan nhanh với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ do nước biển đang mặn hơn.
Trước đây, bề mặt Nam Đại Dương có xu hướng nhạt dần, giúp băng biển hình thành và duy trì ổn định. Tuy nhiên, nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy xu hướng này đã đảo ngược: Độ mặn tăng lên, khiến nhiệt từ các tầng nước sâu dễ dàng trồi lên và làm tan băng từ dưới đáy.
Một dấu hiệu rõ rệt của biến đổi này là sự xuất hiện trở lại của lỗ hổng khổng lồ Maud Rise polynya trên biển Weddell – một khoảng nước không đóng băng rộng gần gấp bốn lần xứ Wales. Hiện tượng này từng biến mất suốt 50 năm qua, cho thấy môi trường quanh Nam Cực đang bước vào trạng thái mới lạ thường.
(Ảnh minh họa).
Sự suy giảm băng biển Nam Cực cũng gây hậu quả toàn cầu: các khối băng biển vốn có vai trò phản xạ bức xạ Mặt Trời, khi tan đi sẽ làm đại dương hấp thụ thêm nhiệt, đẩy nhanh đà nóng lên toàn cầu. Đồng thời, môi trường sống của chim cánh cụt và nhiều loài động vật vùng cực bị thu hẹp đáng kể.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu xu hướng mặn hóa và mất băng tiếp tục duy trì, Nam Đại Dương có thể bước vào một trạng thái hoàn toàn mới, tác động lâu dài đến hệ sinh thái toàn cầu và làm trầm trọng thêm khủng hoảng khí hậu.../.
Thanh Hà
Bình luận