Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 13:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Băng biển Nam Cực tan chảy xuống mức thấp kỷ lục

Thứ bảy, 18/02/2023 05:02

TMO - Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) cho biết, băng biển của Nam Cực đã giảm xuống còn 1,91 triệu km2 trong tuần này. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1979.

Theo NSIDC, trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là bước vào mùa tan băng, lượng băng này dự kiến còn giảm hơn nữa trước khi đạt mức tối thiểu hằng năm. Theo lý giải của các nhà khoa học, băng biển Nam Cực tan chảy không có tác động rõ rệt đến mực nước biển vì băng vốn đã nằm trên đại dương, nhưng nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Cơ chế điều hòa khí hậu bằng băng tuyết rất quan trọng, trong đó lớp băng tuyết phản xạ đến 80% lượng tia nắng Mặt Trời và mang lại hiệu ứng làm mát. Tuy nhiên, khi băng biển tan chảy, thì bề mặt đại dương sẽ là nơi hấp thụ lượng ánh nắng Mặt Trời. Với đặc thù về sắc tố tối hơn nhiều so với băng, thì điều này sẽ tác động khiến quá trình ấm lên toàn cầu tăng tốc.

Băng nứt vỡ và tan chảy trên biển Weddell ở Nam Cực. Ảnh: Peace Portal Photo

NSIDC cho biết thêm rằng sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng trước những con sóng, đẩy nhanh tốc độ nứt vỡ và tan chảy của chúng. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng dải băng khổng lồ ở tây Nam Cực sẽ rơi vào tình trạng sụp đổ dần dần, kéo theo mực nước biển dâng cao 4 m, với mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1°C.

Chu kỳ băng tuyết Nam Cực hằng năm biến đổi đáng kể giữa các mùa. Lục địa này đã không trải qua sự tan chảy nhanh chóng trong 4 thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan bắt đầu tăng cao vào năm 2016, gây lo ngại rằng xu hướng băng tan có thể kéo dài. Kỷ lục băng biển thấp nhất trước đây được ghi nhận vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam Cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2. 

 

 

Minh Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline