Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Bắc Ninh: Phát huy hiệu quả tích tụ đất trong phát triển nông nghiệp

Thứ sáu, 30/05/2025 06:05

TMO - Tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Việc này không chỉ nâng cao hiệu quả canh tác, mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tích cực tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị.

Việc tích tụ được ruộng đất, có trong tay tư liệu sản xuất với thời gian dài giúp người nông dân chủ động trong việc lựa chọn giống cây, con vật nuôi cũng như biện pháp canh tác; đồng thời đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật vào canh tác góp phần giảm chi phí đầu tư. Đặc biệt có thể trồng các loại cây theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Toàn tỉnh  Bắc Ninh hiện có 62 mô hình thực hiện tích tụ ruộng đất với diện tích gần 380 ha để sản xuất lúa. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất  manh mún, nhỏ lẻ, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.

Các hình thức tích tụ chính gồm: Thuê ruộng đất công điền do cấp xã quản lý, hoặc thuê ruộng, mượn ruộng, chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng của nông dân không có nhu cầu sử dụng, sau đó đầu tư cải tạo, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất những giống lúa có năng suất, chất lượng tốt… nên giảm chi phí, giảm công lao động, tăng năng suất và lợi nhuận, tiêu thụ nông sản thuận lợi.

Một số mô hình có sự liên kết trong sản xuất và kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản ổn định như: mô hình liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh sản xuất giống lúa DT82, mô hình liên kết sản xuất, thu mua giống lúa J02 của Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam  cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 1,2-1,5 lần so với sản xuất đại trà.

Mặc dù tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cả người cho thuê đất và người thực hiện tích tụ nhưng theo đánh giá của sở Nông nghiệp và Môi trường, nhiều chủ doanh nghiệp và nông dân, cơ chế, chính sách để khuyến khích việc tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn, còn nhiều bất cập, khó tiếp cận do đó diện tích tích tụ chưa nhiều, ruộng còn phân tán, không tập trung.

Theo chia sẻ của người dân thôn Phương Độ, xã Bình Dương (huyện Gia Bình) thực hiện tích tụ 14 ha đất ruộng trũng của nhiều hộ khác trong thôn để triển khai mô hình liên kết với Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh, sản xuất giống lúa DT82. Tham gia mô hình liên kết, người dân  được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa tươi sau khi thu hoạch với doanh thu khoảng 200 triệu, sau khi trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng.

(Ảnh minh hoạ). 

Mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm tại xã Bình Dương còn giúp người dân yên tâm sản xuất bởi không còn phải lo tìm đầu ra khi thu hoạch lúa. Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, thời hạn cho thuê, thầu đất công điền do cấp xã quản lý ngắn (tối đa 5 năm) nên hầu như chưa có đổi mới về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Thủ tục để thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phức tạp; mặt khác nhiều địa phương trong tỉnh chưa thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân cũng như cấp đổi giấy chứng nhận sau dồn thửa đổi ruộng.

Mức hạn điền trong Luật Đất đai cũng hạn chế việc tư nhân có điều kiện kinh tế tham gia tích tụ ruộng đất để tổ chức lại sản xuất. Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, khó tiếp cận. Ngoài những bất cập về cơ chế, chính sách, một bộ phận nông dân vẫn có tâm lý giữ đất mặc dù không có nhu cầu sản xuất.

Để khắc phục khó khăn, hạn chế trong tích tụ ruộng đất sản xuất lúa, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương cần tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách về đất đai, tài chính, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, thủ tục hành chính... tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn cho những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tích tụ ruộng đất.

Việc tích tụ, tập trung đất đai ở Bắc Ninh nói chung đã tạo ra những thay đổi lớn trong sản xuất; góp phần hình thành một số vùng sản xuất có diện tích tập trung lớn nhu vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng trồng cây xuất khẩu; sản xuất rau, củ, quả an toàn trong nhà lưới; vùng trồng cây ăn quả; vùng trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản...

Từ đó, người dân, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới, ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ... Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống đường giao thông, để thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa nông sản…/.

 

 

Mạnh Cường

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline