Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 16:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Bạc Liêu đẩy mạnh canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Chủ nhật, 23/02/2025 10:02

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh và kết hợp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững. 

Bạc Liêu là một tỉnh thuần nông, hằng năm có tổng sản lượng lúa gần 1,2 triệu tấn, đóng góp cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. Hướng tới mục tiêu giảm phát thải nhà kính, Bạc Liêu đã xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, lúa - tôm, lúa hữu cơ…

Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã và đang triển khai nhiều mô hình thí điểm ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo như: ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, tưới ngập khô xen kẽ, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); áp dụng một số tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ, sản xuất lúa sạch, lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP…

Theo đó, nông dân áp dụng các mô hình trên 80% diện tích gieo trồng mỗi năm, lợi nhuận tăng thêm từ 3 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Điển hình là mô hình tưới ngập khô xen kẽ áp dụng vào sản xuất vụ lúa đông xuân. Mô hình này được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Dự án GIZ triển khai trên cánh đồng lớn. Các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi cho biết: Trước đây, chi phí trồng lúa từ 20 - 22 triệu đồng/ha. Từ khi áp dụng mô hình tưới ngập khô xen kẽ thì chỉ còn khoảng 17 triệu đồng/ha. Năng suất lúa từ  6 - 7 tấn/ha tăng lên 9 - 10 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm hơn 5 triệu đồng/ha”.

Mô hình tưới ngập khô xen kẽ đạt hiệu quả nên được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Nam Hưng (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi) nhân rộng ra toàn diện tích với 100% xã viên áp dụng vào sản xuất. Ngoài mô hình này, HTX Thanh Sơn (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) xây dựng quy trình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. HTX được Tổ chức Lương và Nông nghiệp Liên hợp quốc cấp Giấy chứng nhận VietGAP trên diện tích 60ha với 42 hộ xã viên.

Tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải. 

Từ năm 2025 tỉnh sẽ vào thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Theo Kế hoạch tham gia thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại tỉnh Bạc Liêu vừa được UBND tỉnh phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ triển khai 46.000 ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Địa bàn triển khai Đề án tại huyện Vĩnh Lợi 12.500ha, Hòa Bình 6.000ha, Phước Long 6.500ha, Hồng Dân 17.000ha và thị xã Giá Rai 4.000ha. Giai đoạn 1 (2024 - 2025), ngành Nông nghiệp Bạc Liêu tập trung quy hoạch, rà soát toàn bộ hiện trạng hạ tầng và kỹ thuật phục vụ vùng sản xuất lúa; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh dựa theo sự hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong đó, đặc biệt chú trọng hoàn thiện các tiêu chí về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật; đẩy mạnh truyền thông bằng nhiều hình thức về Kế hoạch tham gia thực hiện Đề án đến các tổ chức, cá nhân tham gia nắm rõ về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của Đề án; đồng thời kêu gọi doanh nghiệp tham gia liên kết.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu phối hợp với địa phương xây dựng các mô hình thí điểm trình diễn quy trình canh tác lúa theo Đề án để rút kinh nghiệm, khuyến cáo để làm cơ sở lan tỏa trong cộng đồng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức thành lập Tổ khuyến nông cộng đồng tại 30 xã/phường/thị trấn đăng ký tham gia; xây dựng kế hoạch củng cố, nâng chất, phát triển Hợp tác xã/tổ chức nông dân đủ mạnh để tham gia phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án đến năm 2030.

Trong giai đoạn 2 (2026 - 2030), ngành Nông nghiệp Bạc Liêu tiếp tục tổ chức lại sản xuất; trên cơ sở kết quả mô hình thí điểm theo quy trình canh tác trong Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện ở 5 tỉnh/thành giai đoạn 2024-2025 (bao gồm tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp và tỉnh Trà Vinh) với kết quả thực hiện mô hình trình diễn điểm của tỉnh năm 2025. Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu sẽ triển khai chính thức mở rộng diện tích tham gia Đề án trên địa bàn các huyện/thị xã đã đăng ký (phấn đấu đạt 46.000 ha đến năm 2030).

Theo đó, các hoạt động đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học công nghệ thông qua Dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL”. Bên cạnh đó, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được triển khai dựa trên việc đăng ký nhu cầu đầu tư của các địa phương... để đảm bảo các tổ chức/cá nhân tham gia thực hiện đúng theo quy trình, mục tiêu Đề án đề ra.

UBND tỉnh Bạc Liêu cũng đề nghị các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, địa phương có liên quan căn cứ theo Kế hoạch, triển khai thực hiện và thường xuyên thông tin, trao đổi với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo với UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc… qua đó góp phần hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa gắn với tăng trưởng xanh nhằm góp phần nâng cao thu nhập của người trồng lúa, thúc đẩy chuỗi liên kết lúa gạo theo hướng bền vững và là hướng đi đúng đắn cho ngành hàng lúa gạo của tỉnh nhà trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay và trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp sẽ có những đầu tư, hợp tác liên kết trong thời gian tới, giúp cho người nông dân có những điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiếp cận các nguồn vật tư đầu vào chất lượng với giá cả hợp lý. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp giảm giá thành và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline