Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 14:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Bắc Kạn phát triển sinh kế bền vững dưới tán rừng

Thứ ba, 17/09/2024 14:09

TMO - Những năm qua, bên cạnh công tác bảo vệ rừng, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế từ rừng. Tỉnh Bắc Kạn cũng xác định, kinh tế rừng là hướng đi mũi nhọn để nâng cao thu nhập cho người dân.

Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 417.538 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên có 271.804,94 ha và rừng trồng 102.222,18 ha. Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Bắc Kạn năm 2023 đạt 73,38 %. Với tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển kinh tế rừng bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sinh kế và giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn sống phụ thuộc vào rừng. 

Từ năm 2020, UBND tỉnh quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2035 (Đề án). Trong đó, Đề án xác định phát triển trồng rừng và chế biến gỗ từ rừng trồng là sản phẩm chủ lực của địa phương tham gia vào ngành hàng chủ lực của quốc gia theo hướng bền vững và có giá trị gia tăng cao; trồng lại rừng tập trung sau khai thác, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thâm canh rừng được xác định là mục tiêu chính trong giai đoạn 2020 - 2025 để tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng, cung cấp nguyên liệu chế biến làm hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là đột phá.  

Căn cứ vào điều kiện địa hình, khí hậu và thực tế sản xuất của người dân, các địa phương tiến hành rà soát, phân vùng trồng các loại cây, đánh giá tiềm năng, nhu cầu của các chủ sở hữu rừng để chuyển đổi theo hướng tập trung nhằm tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác chế biến với quy mô lớn. Chủ động nghiên cứu, tuyển chọn đưa vào trồng các loài cây lâm nghiệp có giá trị cao, chú trọng các loài cây lâm nghiệp bản địa có giá trị trên thị trường, nghiên cứu đổi mới phương thức trồng, chu kỳ kinh doanh theo hướng kinh doanh cây gỗ lớn, tiến tới cấp chứng chỉ rừng bền vững cho đa số diện tích rừng trồng.

Cây quế góp phần tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ dân tại các địa phương. 

Thời gian qua, thành phố Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, phát triển rừng theo hướng bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. UBND thành phố đã chỉ đạo UBND xã, phường trực tiếp thực hiện việc giao khoán và hỗ trợ bảo vệ rừng, đối tượng được nhận khoán là cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn; tổng diện tích thực hiện đến hết năm 2023 là 1.607,25 ha. Thông qua nhận khoán, bảo vệ rừng, nhiều hộ dân còn có thêm việc làm từ phát triển trồng trọt, chăn nuôi dưới tán rừng.

Thành phố Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên hơn 13.700 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 83,5%. Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đã được quy hoạch theo chức năng 3 loại. Những năm gần đây, cùng với các giải pháp như vận động, tuyên truyền, hỗ trợ cây giống càng giúp người dân nhận thức rõ lợi ích từ trồng rừng mang lại. Vì vậy, nhiều hộ dân chủ động bỏ vốn đầu tư trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu về chế biến gỗ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. 

Tại xã Nông Thượng, cây quế được người dân đưa vào trồng từ cuối những năm 1990. Đến nay, toàn xã có khoảng 300 ha quế, tập trung nhiều tại các thôn Tân Thành, Nà Kẹn, Nà Vịt, Khuổi Chang. Với giá tiêu thụ bình quân 22.000 đồng/kg vỏ quế, cây quế giúp người dân có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/hộ/năm. Cây quế đã trở thành cây lâm nghiệp chủ lực, giúp người dân có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu. 

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Chợ Mới đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Mới cho biết: Theo kế hoạch thực hiện trồng rừng giai đoạn 2021 – 2025, huyện Chợ Mới trồng lại diện tích rừng sau khai thác là 4.800ha, trồng rừng phân tán 1.200ha và trồng rừng cây gỗ lớn 1.500ha.

Để thực hiện kế hoạch trồng rừng đạt kết quả cao, thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Mới đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cách trồng, chăm sóc rừng. Đồng thời, cử cán bộ phụ trách địa bàn trực tiếp đến cơ sở hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng rừng theo đúng mật độ và chăm sóc rừng đúng quy trình để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Phối hợp với phòng chuyên môn, các xã, thị trấn lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế rừng. Từ việc chú trọng trồng rừng, hằng năm huyện Chợ Mới khai thác trên 50.000m3 gỗ các loại từ rừng trồng, qua đó không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người dân, mà còn góp phần phòng, chống lũ, điều tiết nước, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế biến đổi khí hậu. 

Tại thôn Khe Lắc, xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, trước đây ruộng ít nên nguồn sống của người dân trong thôn chỉ dựa vào khai thác rừng tự nhiên và mảnh nương nhỏ, trong khi kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiên tai, mất mùa khiến người dân năm no, năm đói. Đến khi Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ dân thì các gia đình mới nhận đất để trồng rừng theo các chương trình, dự án được hỗ trợ.

Nhờ trồng rừng, các gia đình có hơn chục ha, hầu hết là keo đã khép tán, không phải chăm sóc nữa, chỉ bảo vệ. Nếu cứ phát triển tốt 3 - 4 năm nữa, với giá gỗ như hiện nay đến lúc khai thác chắc cũng được 500 - 600 triệu đồng. Nhận thấy giá trị kinh tế từ việc trồng rừng, những năm qua người Dao ở Khe Lắc đã đẩy mạnh trồng rừng theo các chương trình, dự án của Nhà nước. Từ việc trồng rừng, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhờ phát triển kinh tế lâm nghiệp từ nhiều năm nay nên các hộ trong thôn Khe Lắc đã xây dựng được nhà cửa khang trang, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm. 

Phát triển kinh tế dược liệu dưới tán rừng được tỉnh Bắc Kạn đẩy mạnh triển khai. 

Thời gian qua, thông qua Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tài trợ đã giúp cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Phát triển kinh tế rừng trồng được HTX Tạ Anh, xã Mỹ Phương (huyện Ba Bể) duy trì, phát triển hơn 35ha. Tuy nhiên, từ khi trồng đến thu hoạch gỗ có khoảng thời gian từ 5 – 7 năm, người dân không có thu nhập, dễ dẫn đến việc khai thác gỗ non bán làm giảm giá trị kinh tế. Để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng, tạo việc làm, cuối năm 2021 thông qua chương trình FFF, HTX Tạ Anh trồng thử nghiệm mô hình sa nhân tím xen canh với rừng trồng trên diện tích 0,6ha. Hiện cây sa nhân tím đang phát triển tốt. 

Cây sa nhân tím phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đây là cây ưa bóng mát, phát triển nhanh nên phù hợp trồng dưới tán rừng. Trồng sau 3 năm cây sa nhân tím sẽ cho thu hoạch lứa đầu, giá bán hiện tại trên thị trường từ 40.000 – 60.000 đồng/kg. HTX sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích để trồng và tìm kiếm đơn vị thu mua, hướng tới trồng cây gỗ lớn để gia tăng giá trị kinh tế rừng. 

Dựa vào điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái rừng, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian gần đây cũng phát triển mạnh kinh tế dưới tán rừng, tạo thu nhập ổn định cho người dân sống bằng nghề rừng. Địa phương này hiện có khoảng 1.180 loài cây thuốc, thuộc 190 họ thực vật khác nhau được canh tác dưới tán rừng. Trong đó có nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như ba kích, hà thủ ô, đẳng sâm, thổ phục linh, kê huyết đằng, bình vôi... Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn, vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở các huyện Ba Bể, Na Rì, Chợ Ðồn còn lưu giữ nhiều nguồn gien thực vật quý hiếm có giá trị cao như ba kích, hà thủ ô, đẳng sâm, thổ phục linh, kê huyết đằng, bình vôi... 

Việc trồng và chế biến dược liệu thu hút một số cá nhân, tổ chức tham gia, như: Hợp tác xã Hương Ngàn (Bạch Thông) trồng và sản xuất tinh dầu sả, quýt; Hợp tác xã Văn Lang, Hợp tác xã trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu (huyện Na Rì) trồng, chế biến cây cà gai leo, giảo cổ lam, hà thủ ô, xạ đen, cát sâm... Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thành, một số tiểu vùng trồng, sản xuất, chế biến dược liệu hình thành tại các xã ở Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Ðồn, Chợ Mới... qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

Trồng rừng gắn với phát triển kinh tế, tạo cơ hội ổn định cuộc sống cho Nhân dân, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng. UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035, phấn đấu đến năm 2025 trồng dược liệu với diện tích 545ha, trong đó 345ha cây dược liệu theo hình thức thâm canh và 200ha trồng dưới tán rừng, tạo ra 1.500 tấn dược liệu khô.

Với hơn 100.000ha rừng trồng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh có diện tích rừng trồng hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh nên việc vận chuyển cây giống, phân bón, đi lại chăm sóc, quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là khâu khai thác gỗ rừng trồng gặp rất nhiều khó khăn vất vả. Người dân rất tốn kém chi phí thuê nhân công khai thác, vận chuyển mà công suất khai thác cũng không cao, gỗ dễ bị hư hại, dẫn đến giá trị kinh tế từ rừng trồng không cao.

Năm 2021, Bắc Kạn phê duyệt Dự án đường lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng để xây dựng 183 tuyến đường lâm nghiệp có tổng chiều dài 445km. Năm 2023, Dự án được bổ sung nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh, theo đó, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là hơn 224,5 tỷ đồng, thực hiện đầu tư xây dựng 251 tuyến đường lâm nghiệp với tổng chiều dài 499,5km.

Việc mở rộng mạng lưới đường lâm nghiệp sẽ tạo đột phá cho phát triển kinh tế rừng, làm giảm chi phí đầu tư sản xuất, khai thác, làm tăng giá trị kinh tế rừng trồng, khuyến khích phong trào trồng rừng phát triển, góp phần cải thiện, nâng cao cuộc sống cho người dân. Đồng thời, đường lâm nghiệp cũng tạo nên mạng lưới giao thông đa dạng, liên hoàn, kết hợp với giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. 

 

 

Minh Thu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline