Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/10/2024 04:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ tư, 09/10/2024

Bắc Kạn ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thứ ba, 01/10/2024 14:10

TMO - Nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh diện rộng, UBND tỉnh Bắc Kạn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. 

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, từ đầu năm 2024 đến ngày 23/9/2024, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi gây thiệt hại khoảng trên 40 tỷ đồng. Trong đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 3.820 hộ, 698 thôn, 102 xã thuộc 8 huyện, thành phố làm 19.236 con lợn chết, tiêu hủy với khối lượng 723,3 tấn.

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xảy ra tại 60 hộ, 20 thôn của 8 xã thuộc huyện Ba Bể và Ngân Sơn, làm 96 con trâu bò mắc bệnh, trong đó số chết và tiêu hủy là 6 con với khối lượng tiêu hủy 748 kg. Bệnh dại động vật xảy ra 5 ổ dịch tại các xã Bản Thi, Đại Sảo, huyện Chợ Đồn; xã Đức Vân, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông; tổng số chó mắc bệnh và tiêu huỷ tại 5 ổ dịch là 22 con. 

Để chủ động ngăn chặn, sớm khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm phát sinh và lây lan trên diện rộng và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng định kỳ trên đàn vật nuôi, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hằng năm xây dựng, dự trù kinh phí báo cáo Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. 

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh động vật; cung ứng đầy đủ, kịp thời các vắc xin, hóa chất để phục vụ công tác phòng, chống dịch tại cơ sở; tham mưu thành lập các đoàn và tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch động vật, đặc biệt kiểm tra chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, giám sát và báo cáo dịch bệnh; thực hiện báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh và kết quả tiêm phòng qua Hệ thống báo cáo trực tuyến (VAHIS).

UBND các huyện, thành phố tổ chức thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi, số lượng vật nuôi thuộc diện tiêm phòng đối với từng bệnh của địa phương; khẩn trương tổ chức tiêm phòng định kỳ đợt 2/2024 và tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vắc xin tại thời điểm tiêm phòng. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân, các chủ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dự án chăn nuôi lợn thực hiện tiêm phòng triệt để và thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại mới có thể tái đàn được. 

Các địa phương chủ động phun thuốc vệ sinh chuồng trại phòng ngừa nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh. 

Chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh trên vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường làm lây lan dịch bệnh. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của các dịch bệnh, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các quy định về xử phạt đối với các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin và xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Thành lập đội kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn các huyện, thành phố. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời số liệu dịch bệnh hằng ngày; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh. Chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, giám sát, cảnh báo và báo cáo dịch bệnh. 

Công tác tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được đẩy mạnh triển khai. 

Huyện Ba Bể hiện có tổng đàn đại gia súc 7.074 con, đàn lợn gần 15.000 con, đàn dê có trên 5.600 con, đàn gia cầm trên 200.000 con, đàn chó trên 6.000 con. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trâu, bò, cụ thể, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 15/15 xã, thị trấn; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò xuất hiện tại các xã Hà Hiệu, Bành Trạch, Chu Hương, Phúc Lộc.

Trước tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, UBND huyện Ba Bể đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; công bố dịch, khoanh vùng dập dịch; tổ chức tiêu hủy vật nuôi mắc bệnh. Chỉ đạo tạm dừng chưa phê duyệt các dự án chăn nuôi lợn để phòng, chống dịch.

Tập trung mọi nguồn lực chống dịch, UBND huyện đã thành lập 4 tổ hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP và bệnh VDNC trâu, bò trên địa bàn. Theo đó, các tổ hỗ trợ trực tiếp tiếp nhận thông tin từ các xã, thị trấn về tình hình bệnh DTLCP và VDNC; kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch; xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh… Hiện nay, các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, vận động người dân tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trâu, bò và các loại vắc xin khác để bảo vệ đàn vật nuôi và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học…

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Ngân Sơn xảy ra một số loại dịch bệnh trên đàn gia súc, ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi của địa phương. Trong 8 tháng của năm 2024, trên địa bàn huyện xuất hiện 3 dịch bệnh trên đàn vật nuôi là bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò và bệnh dại trên đàn chó, trong đó nặng nề nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo thống kê của huyện, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 26/8/2024, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 92 hộ, 31 thôn, 7 xã, thị trấn gồm Cốc Đán, Thuần Mang, Hiệp Lực, Trung Hòa, Bằng Vân, Vân Tùng, Nà Phặc làm 404 con lợn chết, tiêu huỷ với trọng lượng 17.743 kg.

Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện từ tháng 6/2024 trên đàn trâu, bò tại 4 xã, thị trấn gồm: Trung Hòa, Hiệp Lực, Nà Phặc, Vân Tùng, với 74 con mắc bệnh, trong đó có 1 con chết. Đến thời điểm này, tại 4 ổ dịch trên, số trâu, bò ốm đã khỏi hoàn toàn về triệu chứng, đã qua 21 ngày không xảy ra dịch bệnh.  Bệnh dại động vật xảy ra trên đàn chó tại xã Đức Vân từ tháng 1/2024, ổ dịch ngay sau đó được khống chế, UBND huyện đã công bố hết dịch dại theo quy định. 

Ngay từ đầu năm, huyện đã có văn bản chỉ đạo, tuyên truyền các địa phương tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là khi dịch bệnh xảy ra, công tác dập dịch được triển khai khẩn trương nhằm hạn chế tình trạng dịch bệnh lây lan trên địa bàn. Cơ bản người dân đều hưởng ứng tiêm phòng vắc xin bảo vệ đàn vật nuôi, tại một số thôn, người dân đã chủ động tự mua vắc xin dịch tả lợn châu Phi tiêm phòng cho đàn lợn... Tại các địa phương khác, người dân đăng ký và phối hợp với thú y viên để tiêm phòng cho đàn vật nuôi; còn một số địa phương có số lượng đăng ký tiêm ít, các xã đang có phương án tổ chức tiêm phòng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. 

Huyện cũng tăng cường công tác phun hóa chất tiêu độc khử trùng. UBND các xã, thị trấn đã cử cán bộ chuyên môn đến Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp để tiếp nhận hóa chất, đồng thời cấp phát đến các trưởng thôn, khu để cấp phát cho người dân tự phun theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tổng số hóa chất khử trùng các xã, thị trấn triển khai tiếp nhận và sử dụng từ đầu năm đến hết tháng 8 là 2.418 lít các loại. 

Nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm ở động vật phát sinh, lây lan trong thời gian tới là rất cao do thời tiết diễn biến phức tạp; các mầm bệnh tồn tại, lưu hành ở gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao; do vậy các cơ sở chăn nuôi cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phòng, chống, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline