Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 17:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Bắc Kạn đa dạng hóa sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân

Thứ tư, 07/08/2024 14:08

TMO - Đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững được xem là giải pháp hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bắc Kạn, năm 2023, tỉnh giảm được 2.214 hộ nghèo, vượt kế hoạch đề ra. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh còn 21,95%, với 18.067 hộ nghèo, giảm 2,76% so với năm 2022. Tuy nhiên, số hộ cận nghèo tăng 107 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 0,1% so với năm 2022, nâng số hộ cận nghèo lên 7.492 hộ, chiếm tỷ lệ 9,1%.

Để giảm nghèo bền vững trong năm 2024, Bắc Kạn yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện nghèo theo kế hoạch đầu tư. Tỉnh yêu cầu triển khai tối thiểu 10 dự án giảm nghèo liên kết theo chuỗi giá trị. Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phấn đấu hỗ trợ mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có việc làm bền vững.

Xác định được cốt lõi của việc giảm nghèo là giúp người nghèo biết cách làm ăn, có sinh kế bền vững, việc làm ổn định, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, các cơ quan cũng sẽ quán triệt sâu sắc mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh... 

Các địa phương phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn, chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát; thực hiện lồng ghép và xã hội hóa các nguồn vốn huy động hỗ trợ giảm nghèo theo phương thức đa chiều cho các dự án. 

Các địa phương phân bố nguồn ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. 

Trong 3 năm thực hiện Chương trình (2021 - 2023), tỉnh Bắc Kạn đã triển khai 142 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất về nông nghiệp, trong đó có 9 dự án liên kết theo chuỗi giá trị, 133 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, với 2.880 hộ tham gia các dự án, trong đó 1.504 hộ nghèo, 522 hộ cận nghèo, 140 hộ mới thoát nghèo và 714 hộ khác. Trung bình mỗi dự án liên kết chuỗi giá trị được đầu tư 1,4 tỉ đồng, dự án cộng đồng được đầu tư 300 triệu đồng.

Các dự án triển khai đảm bảo quy trình, đối tượng tham gia theo quy định; mức hỗ trợ đầu tư bình quân cho một hộ tham gia dự án từ ngân sách Nhà nước theo từng dự án và thời gian thực hiện khoảng từ 14 - 40 triệu đồng. Thu nhập bình quân của hộ tham gia dự án cộng đồng trong thời gian qua cũng tăng lên đáng kể như dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa tăng khoảng 9 - 10 triệu/hộ/chu kỳ sản xuất (khoảng 6 tháng); dự án trồng cây dong riềng tăng khoảng 12 - 15 triệu/ha/chu kỳ sản xuất (8 tháng).

Nhằm mục tiêu tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, huyện Na Rì đã triển khai hỗ trợ người dân thông qua các dự án đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Năm 2023, huyện đã thực hiện 9 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng gồm 4 dự án chăn nuôi, 2 dự án trồng dong riềng, 3 dự án hỗ trợ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, 7 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

Quá trình tổ chức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện Na Rì đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đưa số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm 2,6% so với đầu kỳ. Sơn Thành được biết đến là một trong những bản xa nhất và khó khăn của xã vùng cao của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Những năm qua, tận dụng lợi thế đất đồi rừng rộng, khí hậu và chịu khó học hỏi, bà con dân tộc thiểu số xã Sơn Thành đang từng bước giảm nghèo bền vững từ mô hình nuôi ngựa. Đã có tổng số 771 hộ dân, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 98%, chủ yếu là các dân tộc Nùng, Tày. Hiện, cả xã còn 294 hộ nghèo và 120 hộ cận nghèo. Hàng năm xã đã phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc để rà soát hộ nghèo theo các tiêu chí, họp các hộ dân để có thể lựa chọn và hỗ trợ các hộ nghèo một cách tối đa.  

Dự án hỗ trợ ngựa sinh sản cho hộ nghèo là sự hỗ trợ rất kịp thời và hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, là nền tảng để các hộ vươn lên thoát nghèo. Những hộ được nhận bò trong đợt này là những hộ đã được xét chọn đảm bảo đúng đối tượng, đúng các tiêu chí. Bà con khi được hỗ trợ con giống vô cùng phấn khởi, các hộ gia đình đều cam kết sau khi triển khai dự án đều sẽ cố gắng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu đến hết năm 2024 giảm 1.890 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 19,65%, số hộ nghèo đến cuối năm còn 16.177 hộ 

Đa dạng hóa sinh kế được xem là giải pháp hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện được phân bổ hơn 139 tỷ đồng bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Từ nguồn vốn này, huyện đã hỗ trợ người có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất.

Tính đến cuối năm 2023, huyện đã thực hiện 24 dự án đa dạng hóa sinh kế thuộc Dự án 2 với 410 hộ tham gia các dự án, trong đó hộ nghèo tham gia là 291 hộ, hộ cận nghèo tham gia 56 hộ, hộ mới thoát nghèo 17 hộ. Có 7 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với 112 hộ tham gia, trong đó có 95 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, 2 hộ mới thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào các dự án là 331 hộ, bằng 9,3%; hộ cận nghèo tham gia là 65 hộ, bằng 7,1%.

Với địa hình chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đến thôn bản còn khó khăn... nên giảm nghèo bền vững là bài toán khó đối với địa phương. Nhưng trong thời gian qua, các cấp ủy chính quyền và người dân đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Những nỗ lực đó giúp công tác giảm nghèo của huyện có những bước tiến mới với các mô hình sản xuất nông nghiệp cao, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, mô hình phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả, dịch vụ. 

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bắc Kạn thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thường xuyên và giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định cuộc sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, thoát nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào các nội dung trang bị kiến thức, hỗ trợ sinh kế, cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ làm nhà, xây dựng công trình sinh hoạt thiết yếu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng khó khăn trên địa bàn.

 Nhằm đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai Dự án liên kết chăn nuôi lợn nái sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Trần Phú, huyện Na Rì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai 02 dự án liên kết chuỗi giá trị hỗ trợ các chu kỳ tiếp theo của dự án đã được phê duyệt. Cấp huyện, thành phố đã thẩm định 13 dự án cộng đồng; 07 dự án chuỗi liên kết giá trị đã lập hồ sơ thẩm định, các dự án dự kiến thực hiện năm 2024.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tăng cường đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch, tiềm năng của địa phương để đạt được mục tiêu; xây dựng và phát triển các mô hình sinh kế, dự án giảm nghèo, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo để kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế, nhân rộng các cách làm hay, mô hình hiệu quả.../.

 

 

Đức Kiên 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline