Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Bắc Giang: Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi còn thấp

Thứ ba, 30/07/2024 07:07

TMO - Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan rộng, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn vẫn còn thấp.

Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 45 tỉnh, thành phố trên cả nước với số lợn buộc tiêu hủy hơn 50 nghìn con. Hiện các tỉnh tiếp giáp với Bắc Giang như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh đang có dịch chưa qua 21 ngày. Theo đó, nguy cơ dịch lây lan, phát sinh vào địa bàn tỉnh là rất cao do hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.  

Theo cơ quan chuyên môn, tiêm vắc xin là một trong những giải pháp tối ưu phòng tránh dịch tả xâm nhiễm, lây lan. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tại Việt Nam đã có 2 loại vaccine dịch tả lợn châu Phi được cấp phép lưu hành thương mại, gồm: Vaccine AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất; Vaccine NAVET- ASFVAC của Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất.

Thực tế cho thấy các vắc xin này đều cho hiệu quả rất cao, đạt miễn dịch lên đến 97-99%. Tuy nhiên, số lượng lợn được tiêm vắc xin  dịch tả lợn châu Phi ở nước ta vẫn rất thấp, nguyên nhân do người dân vẫn còn thờ ơ, chưa quan tâm đến việc tiêm vắc xin. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính số lợn được tiêm vắc xin từ đầu năm đến nay chỉ khoảng 2-3 triệu con, quá ít so với tổng đàn lợn 28,6 – 28,7 triệu con của cả nước.

Cục Thú y cho biết thêm, hầu hết các ổ dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra là ở những đàn lợn chưa được tiêm phòng vắc xin. Trong khi những lợn được tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE hoặc vắc xin NAVET- ASFVAC hầu như không bị dịch tả lợn châu Phi. Một số trường hợp tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm bệnh, kiểm tra cho thấy người dân đã mua nhầm phải vắc xin kém chất lượng, chưa được cấp phép bán trôi nổi trên thị trường. 

Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mới đạt 6,6% trên tổng đàn lợn của địa phương. 

Tại tỉnh Bắc Giang, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết, loại hình chăn nuôi nông hộ có tỷ lệ mắc dịch tả lợn châu Phi lớn nhất, tiếp đến là chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ. Chăn nuôi quy mô trang trại lớn có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng hộ tốt hơn nên ít xảy ra dịch.

Tại thị xã Việt Yên, hiện có 1 vùng chăn nuôi lợn quy mô khoảng 70 nghìn con, tập trung nhiều ở các xã, phường: Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Tự Lạn, Việt Tiến, Hương Mai… Nhưng hầu hết các trang trại ở những xã, phường này chưa quan tâm tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi. Một số chủ trang trại cho biết, dù đã được các đơn vị cung ứng chào mời sử dụng vắc xin, nhưng do có những thông tin liên quan đến hiệu quả vắcxin chưa được như mong đợi nên chưa sử dụng, thay vào đó chỉ tập trung thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn.

Tỷ lệ tiêm vắc xin này cho đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới tiêm phòng được 52 nghìn liều vắc xin. Lượng vắc xin chủ yếu do các cơ sở chăn nuôi chủ động mua tiêm phòng. Kết quả này quá ít so với tổng đàn lợn thịt toàn tỉnh là hơn 786 nghìn con (tỷ lệ tiêm phòng mới đạt 6,6%). Chi cục Chăn nuôi và thú y nhấn mạnh, dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%.

Nguyên nhân tỷ lệ tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi đạt thấp do đây là loại vắc xin mới, giá bán cao (trung bình 60 nghìn đồng/liều). Trong khi thời gian qua, giá thành chăn nuôi lợn tăng cao, không ít người nuôi bị thua lỗ, tình hình dịch bệnh chưa ổn định nên tâm lý nhiều người dân chưa muốn đầu tư. Ngoài ra, nhiều chủ cơ sở chăn nuôi còn hoài nghi vào hiệu quả, khả năng bảo hộ, miễn dịch của vắc xin.

Bên cạnh đó, do chính quyền các địa phương chưa có cơ chế hỗ trợ để người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin; chính sách hỗ trợ rủi ro sau tiêm phòng chưa rõ ràng. Đặc biệt, cơ quan chức năng chưa đưa vắc xin dịch tả lợn châu Phi vào chương trình, kế hoạch tiêm phòng bắt buộc như các vắc xin dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng...

Công tác vệ sinh chuồng trại cũng cần được đồng thời triển khai với việc tiêm vắc xin phòng chống dịch. 

Nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát, lây lạn diện rộng dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y khuyến cáo, tiêm vắc xin là biện pháp rất quan trọng nhưng cần được sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời kết hợp với các biện pháp khác như: Bảo đảm quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, bổ sung kháng thể, tăng cường miễn dịch trong phòng, chống dịch...

Cùng đó, các cơ sở chăn nuôi cần thường xuyên sử dụng hóa chất tiêu độc, khử trùng định kỳ 2 lần/tuần, khi có dịch mỗi ngày 1 lần. Đối với các hộ chăn nuôi theo hình thức chuồng hở cần che chắn kỹ, không để các động vật như chó, mèo và một số côn trùng là nhân tố trung gian truyền bệnh tiếp cận chuồng nuôi. Vị trí chuồng nuôi bảo đảm khoảng cách tối thiểu 500 m đối với đường giao thông, chợ buôn bán động vật sống, điểm giết mổ lợn; cách tối thiểu 300 m với khu dân cư, cơ sở chăn nuôi khác.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ưu tiên tập trung mọi nguồn lực và trực tiếp chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, Bộ NN&PTNT yêu cầu tỉnh Bắc Giang khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm cơ sở chăn nuôi áp dụng thuận lợi các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học. Tổ chức thống kê chính xác tổng đàn lợn, đồng thời rà soát, thống kê chính xác số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vaccine phòng bệnh, chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Bộ NN&PTNT sẽ thành lập các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm về chăn nuôi, dịch bệnh để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vaccine, chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.../.

 

 

Lê Thúy

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline