Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Bắc Giang tập trung mọi nguồn lực chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ tư, 10/07/2024 06:07

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tỉnh Bắc Giang tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo để bảo đảm các nguồn lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 cho đến nay, cả nước đã xảy ra 632 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 40.500 con lợn, tăng 3,25 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng... Dịch bệnh cũng đã xảy ra tại 8 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, ngày 6/7, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Đoàn công tác đến tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh. Mặc dù Bắc Giang đã chủ động, bước đầu kiểm soát tốt bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh dịch tiếp tục xảy ra, lây lan diện rộng và xâm nhiễm từ các tỉnh khác vào địa bàn rất cao.

Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ưu tiên tập trung mọi nguồn lực và trực tiếp chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 29); Công điện số 12; Công điện số 22; Công điện số 58).

Cụ thể, khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm cơ sở chăn nuôi áp dụng thuận lợi các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học. Tổ chức thống kê chính xác tổng đàn lợn, đồng thời rà soát, thống kê chính xác số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vacxin phòng bệnh.

Bộ NN&PTNT yêu cầu tỉnh Bắc Giang tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. 

Trên cơ sở đó, khẩn trương phê duyệt kế hoạch, ưu tiên bố trí mua vacxin tập trung cấp tỉnh để cấp phát cho các huyện, xã và tổ chức tiêm phòng đồng bộ, cùng thời điểm cho toàn bộ lợn thịt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng đã nêu rất rõ tại các Công điện về việc sử dụng vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc của Bộ Nông nghiệp. Tiêm vacxin và lợi ích của việc tiêm vacxin, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm về chăn nuôi, dịch bệnh để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vacxin, chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, hiện tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt hơn 856 nghìn con, đàn trâu hơn 29,5 nghìn con, đàn bò hơn 107 nghìn con, đàn dê hơn 28,7 nghìn con và đàn gia cầm hơn 19,2 triệu con. Cơ quan chức năng nhận định tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm có nguy cơ cao phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận ổ dịch tại các xã: Giáo Liêm, An Lạc, Yên Định và thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động), xã Ngọc Thiện, Việt Ngọc (Tân Yên) và xã Yên Lư (Yên Dũng), trong đó riêng tại huyện Sơn Động đã buộc phải tiêu hủy 154 con lợn nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, tại các tỉnh giáp ranh với Bắc Giang như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm vào địa bàn rất cao.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được địa phương này đẩy mạnh triển.

Tại xã Yên Định (Sơn Động) - nơi từng phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi  vào tháng trước, theo lãnh đạo xã, sau khi phát hiện ổ dịch, chính quyền thông báo rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh để các hộ chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch cho đàn lợn; phối hợp với ngành chức năng tổ chức tiêu hủy số lợn nhiễm bệnh. Đồng thời đã cấp hơn 4 tấn vôi bột, hơn 40 lít hóa chất cho các hộ chăn nuôi để thực hiện kịp thời việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Sơn Động, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, cơ quan chuyên môn của huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở chăn nuôi tổng vệ sinh cơ giới, tiêu độc, khử trùng môi trường khu vực chuồng trại, cơ sở kinh doanh, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ và các chợ mua bán gia súc, gia cầm, cơ sở ấp nở, nơi có ổ dịch cũ… Các trang trại, hộ chăn nuôi, cơ sở ấp nở, giết mổ, sản xuất, kinh doanh con giống chủ động vật tư, kinh phí thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực xung quanh.

Nhằm chủ động bảo vệ đàn vật nuôi, tại huyện Tân Yên, cơ quan chuyên môn đang tích cực hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi, khu vực xung quanh có nguy cơ cao. 

Tại huyện Yên Thế, địa phương này tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường và vùng an toàn dịch bệnh. Trọng tâm là tuyên truyền nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi, đặc biệt là tiêm phòng triệt để các loại vắc-xin và vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường.UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi không rõ nguồn gốc trà trộn vào địa bàn.../.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline