Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Bắc Giang ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản

Thứ năm, 11/07/2024 14:07

TMO - Quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản được áp dụng đối với các cơ quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Nội dung phối hợp bao gồm: Công tác lập, điều chỉnh, bổ sung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; việc thẩm định hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương dự án khai thác, chế biến khoáng sản; thẩm định, cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án khai thác, chế biến khoáng sản; thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản...

Nguyên tắc phối hợp được quy định rõ: Không gây cản trở đến công tác quản lý nhà nước của các cơ quan và hoạt động khoáng sản hợp pháp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp được thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và các văn bản có liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 

Bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong việc trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải kịp thời, chính xác theo quy định của Quy chế này. Việc sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan phối hợp cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. Chủ động trong công tác phối hợp; xử lý những vấn đề phát sinh theo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, chính quyền địa phương đối với hoạt động khoáng sản. Kịp thời hỗ trợ trong xử lý các tình huống phức tạp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. 

Về phương thức phối hợp, tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước có thể áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau: Trao đổi thông tin qua điện thoại; lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc họp; tổ chức đoàn khảo sát, điều tra; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra, đoàn công tác liên ngành.

Các doanh nghiệp trước khi tiến hành khai thác phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của Giấy phép khai thác được cấp và pháp luật khác có liên quan. Phối hợp với UBND cấp xã thực hiện thông báo khối lượng, kế hoạch, chương trình thực hiện các công việc, hạng mục công trình hỗ trợ địa phương (nếu có) để công khai đến thôn và người dân nơi có khoáng sản khai thác được biết, giám sát trong quá trình thực hiện. 

Về trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, Quy chế nêu rõ: Khi phát hiện hoặc ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản sai phép, không phép xảy ra trên địa bàn, UBND cấp xã chỉ đạo ngay lực lượng chức năng kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vụ việc xảy ra phức tạp, vượt quá thẩm quyền giải quyết thì báo cáo kịp thời cho UBND cấp huyện trực tiếp quản lý để có phương án xử lý; các trường hợp khẩn cấp có thể báo cáo qua điện thoại, nhưng không quá 24 giờ phải có văn bản báo cáo kèm theo phương án đề xuất, kiến nghị cụ thể.

(Ảnh minh họa). 

Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không phát hiện, không xử lý hoặc nhận được thông tin phản ánh đề nghị kiểm tra, xử lý các vi phạm đang diễn ra nhưng chậm trễ, không kịp thời triển khai nhiệm vụ hoặc để diễn ra kéo dài, tái diễn, đến mức phải xử lý hình sự.

UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản. Triển khai phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thiết lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo hoặc thành lập lực lượng thường trực và giao cán bộ phụ trách cụ thể theo từng địa bàn nhằm bảo đảm thông tin liên lạc 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin và kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Công an cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi có hoạt động khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. Ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; áp dụng các biện pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ khoáng sản trái phép trong thời gian dài, tái diễn mà không kịp thời ngăn chặn, giải tỏa.

Khi nhận được báo cáo, đề xuất của UBND cấp huyện hoặc chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép (trừ cát, sỏi), Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; báo cáo kịp thời về UBND tỉnh kết quả giải quyết, xử lý.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024 và thay thế Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế phối hợp trong quản lý thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 03/8/ 2020 của UBND tỉnh.

 

 

Lê Giang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline