Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 06:05

Tin nóng

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Thứ hai, 12/05/2025

Australia: Nghiên cứu lập bản đồ môi trường sống dưới đáy biển

Thứ năm, 08/08/2024 14:08

TMO - Các nhà nghiên cứu Australia đã có sáng kiến gắn camera cho sư tử biển để lập bản đồ môi trường sống dưới đáy biển. 

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI) đã gắn những chiếc camera nhỏ, nhẹ vào 8 con sư tử biển Australia cái trưởng thành và để chúng đi lang thang ngoài khơi bờ biển Nam Australia. Nhờ đó, họ đã thu thập được các đoạn phim với tổng thời lượng 89 giờ đồng hồ.

Bằng cách này, họ đã phát hiện ra một thế giới vô cùng đa dạng với ít nhất 6 loại môi trường sống khác nhau, từ những rạn san hô rực rỡ đến những đồng cỏ biển xanh mướt. Sau đó, họ sử dụng các mô hình máy học kết hợp với 21 năm quan sát và đo lường để dự đoán và xây dựng một bản đồ chi tiết về các môi trường sống trên diện tích 5.000 km2 ở vùng thềm lục địa phía Nam Australia.

Các nhà nghiên cứu Australia đã có sáng kiến gắn camera cho sư tử biển để lập bản đồ môi trường sống dưới đáy biển.  

Việc tận dụng sư tử biển để nghiên cứu biển sâu mang lại nhiều lợi thế so với các phương pháp truyền thống vì loài này có thể lặn sâu và tiếp cận những khu vực mà tàu nghiên cứu khó có thể đến được. Nhờ đó, các nhà khoa học đã có được những dữ liệu quý báu về các môi trường sống trên khắp khu vực rộng lớn dưới đáy đại dương. 

Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu thu thập được có thể cung cấp thông tin quan trọng cho việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và theo dõi các loài sinh vật biển. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu hy vọng dữ liệu sẽ cung cấp thông tin cho các nỗ lực bảo tồn sư tử biển, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, và làm sáng tỏ một số bí ẩn dưới đáy đại dương.

Đáy biển là hệ sinh thái đa dạng và nhạy cảm, thông thường, việc khám phá chúng được thực hiện bằng các phương tiện dưới nước điều khiển từ xa, nhưng việc triển khai và vận hành các thiết bị đó rất tốn kém và chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện thời tiết và địa hình nhất định.

Các nhà khoa học khác đã sử dụng động vật để nghiên cứu môi trường biển, bao gồm cả ở Nam Phi, nơi cá mập trắng được gắn camera để ghi lại môi trường sống của rừng tảo bẹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Australia cho biết, họ có thể là những người đầu tiên sử dụng sư tử biển để lập bản đồ các môi trường sống, vốn chưa được lập trước đây của thềm lục địa ở miền Nam Australia. 

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline