Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 16:11
Thứ tư, 18/05/2022 20:05
TMO - Các nhà khoa học Australia đang đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo khi nghiên cứu tiến hành nghiên cứu sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm.
Trong một công trình nghiên cứu đang được thực hiện tại Đại học New South Wales (UNSW) và kết quả sơ bộ được công bố trên tạp chí khoa học ACS Photonics, các nhà khoa học đã tạo ra điện từ phần năng lượng còn sót lại của ánh sáng mặt trời vào ban đêm.
Năng lượng thu được hiện còn khá nhỏ khi chỉ tương đương 1/100.000 hiệu suất của một tấm pin năng lượng mặt trời, nhưng nghiên cứu này hứa hẹn sẽ mở ra những phương pháp mới để tận dụng tối đa nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời.
Các nhà khoa học tại Australia tiến hành nghiên cứu phương pháp tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm (ảnh: Getty Images)
Các nhà nghiên cứu cho biết, bức xạ nhiệt hồng ngoại có thể được sử dụng để tạo ra điện ngay cả sau khi Mặt trời lặn, điều này cho phép họ phát triển một thiết bị bán dẫn gọi là đi-ốt bức xạ nhiệt có thể tạo ra điện năng từ bức xạ ánh sáng hồng ngoại. Thiết bị đi-ốt bức xạ nhiệt, tổng hợp từ các vật liệu có trong các thiết bị nhìn đêm, có thể thu được bức xạ nhiệt hồng ngoại và chuyển thành điện năng.
Australia hiện là một trong những quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà lớn nhất trên thế giới. Tính đến năm 2021, đã có hơn 3 triệu hộ gia đình tại nước này lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và lượng điện được sản xuất theo phương pháp này là hơn 3.000 MW.
Hữu Tiến
Bình luận