Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 22:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Australia đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

Thứ bảy, 20/01/2024 07:01

TMO - Năng lượng tái tạo chiếm 35,9% tổng sản lượng điện của Australia vào năm 2022, tăng 3,4% so với năm trước đó. Chính phủ Australia đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo đạt 82% vào năm 2030.

Australia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phù hợp để phát triển năng lượng tái tạo, từ năng lượng mặt trời cường độ cao, tài nguyên gió và đường bờ biển dài với mật độ năng lượng sóng biển lớn. Nhiều công nghệ năng lượng tái tạo hàng đầu được phát triển ở quốc gia này và ứng dụng trên toàn cầu. Viện Quang điện Australia cho biết Australia là quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới với 1,1 kW (1.166W) trên đầu người.

Một trong những nghiên cứu đột phá, góp phần kiến tạo nên nền tảng bền vững của năng lượng xanh của thế giới trong thời gian qua đó là tế bào pin mặt trời PERC, thúc đẩy hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ 15% lên 25%, đồng thời đạt hiệu quả ở cả những khu vực có điều kiện ánh sáng không thuận lợi. Hiện công nghệ PERC được sử dụng trong hơn 90% tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất trên toàn thế giới.

Australia đã trở thành quốc gia tiên phong về hydro khi xuất khẩu lô hydro hóa lỏng đầu tiên trên thế giới đến Nhật Bản. Năm 2019, Chính phủ Australia công bố Chiến lược Hydro Quốc gia vạch ra tầm nhìn về một ngành công nghiệp sạch, sáng tạo, an toàn và cạnh tranh, đưa Australia trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo" toàn cầu vào năm 2030. Từ khi chính phủ Australia triển khai chiến lược này, hơn 90 dự án hydro đã được công bố trên khắp Australia. Đất nước hiện có hệ thống các dự án hydro hàng đầu thế giới, đưa quốc gia này trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hydro lớn nhất toàn cầu. Các dự án thu hồi và lưu trữ hydro, amoniac và carbon của Australia có khoản đầu tư tiềm năng trị giá 185 tỷ AUD.

Chính phủ Australia đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo đạt 82% vào năm 2030. 

Ngành công nghiệp hydro ở Australia đang phát triển nhanh chóng với các công nghệ sản xuất hydro tiên tiến được phát triển bởi các doanh nghiệp. Quốc gia này đang thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Một trong số đó là trung tâm năng lượng tái tạo Australia (AREH) 26GW ở vùng Pilbara, bang Tây Australia. Đây là một dự án năng lượng mặt trời và gió kết hợp được thiết kế để sản xuất hydro xanh với quy mô 6.500 km2, diện tích này gần gấp bốn lần diện tích của London. Dự án khi hoàn thành có thể sản xuất 1,6 triệu tấn hydro mỗi năm và giúp giảm khoảng 17 triệu tấn carbon hàng năm.

Cuối tháng 10/2023, Chính phủ Australia vừa phê duyệt dự án dự trữ năng lượng tái tạo mới, mang tên Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne, ở khu vực Plumpton, ngoại ô thành phố Melbourne, bang Victoria. Dự án được kỳ vọng sẽ là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và là nơi có hệ thống pin lưu trữ lớn nhất khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Theo Bộ Môi trường và Nước Australia, dự án Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne sẽ là nơi lưu trữ năng lượng điện gió, thủy điện và điện mặt trời từ các khu vực nông thôn và ngoại ô của bang Victoria, đồng thời có thể lưu trữ năng lượng dư thừa sản sinh ra từ các tấm pin năng lượng Mặt Trời áp mái tại các hộ gia đình. Với việc trang bị hệ thống pin có công suất 2,4GWh, đây sẽ là nơi cung cấp năng lượng cho hơn 1 triệu hộ gia đình và giúp ổn định nguồn cung năng lượng tái tạo trong khu vực lân cận. Ngoài ra, trung tâm mới sẽ xây dựng thêm một trang trại năng lượng mặt trời mới và dự kiến sẽ tạo thêm hàng trăm việc làm mới trong ngành xây dựng và nhiều ngành khác cho địa phương.

Bộ trưởng Môi trường và Nước, bà Tanya Plibersek nhấn mạnh: “Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng rẻ hơn, sạch hơn, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm phát thải và giúp Australia đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những dự án như Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne sẽ giúp Australia đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền tảng cho hệ thống năng lượng trong tương lai Hiện nay, Chính phủ Công đảng Australia đang tập trung đẩy nhanh tốc độ phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo nhằm thực hiện các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng và đưa quốc gia châu Đại Dương này trở thành một trong những cường quốc năng lượng sạch.

Các dự án năng lượng tái tạo trước đây vốn bị chững lại sau nhiều năm do các chính sách về khí hậu bị trì trệ giờ đây đã được chú trọng đầu tư hơn đáng kể. Dự án Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne được phê duyệt sau khi các cơ quan chức năng hoàn tất quá trình đánh giá chặt chẽ theo luật môi trường Australia, trong đó bảo đảm dự án tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến môi trường sống của con người và các loài động-thực vật bản địa.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline