Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 09:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Australia đẩy mạnh mục tiêu tái chế rác thải

Chủ nhật, 08/05/2022 05:05

TMO - Australia hiện đang nỗ lực để đạt được mục tiêu 100% bao bì đóng gói của nước này đều có thể tái chế, phân hủy hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Nước này cũng đang tìm cách nâng tỷ lệ tái chế bao bì nhựa lên 70% trong cùng thời gian trên. 

Australia mỗi năm tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn nhựa sử dụng một lần, song chỉ 12% trong số đó được tái chế. Theo cơ quan khoa học quốc gia của Australia, 75% lượng nhựa được tìm thấy dọc bờ biển của Australia là nhựa sử dụng một lần.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Tổ chức Hiệp ước Bao bì Australia (APCO), tính đến năm tài chính 2019-2020, 86% bao bì của nước này có thể tái chế, phân hủy hoặc tái sử dụng. APCO hiện đang làm việc với 2.200 thành viên là các doanh nghiệp chiếm khoảng 20% GDP của đất nước đang hoạt động trên hơn 150 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, viễn thông… để thiết kế bao bì cho các sản phẩm đang lưu hành và mở rộng thị trường cho bao bì đã sử dụng.

Ảnh minh họa 

Để khuyến khích người tiêu dùng tái chế đúng cách, APCO đã tạo ra nhãn tái chế mà các thương hiệu ở nước này có thể thêm vào trên các nhãn sản phẩm để xác định rõ ràng hơn các thành phần khác nhau và phân loại dễ dàng hơn khi vứt bỏ.

Các nhãn này được phát triển vào năm 2018, liệt kê các thành phần hoặc vật liệu được sử dụng trong đóng gói sản phẩm như hộp hoặc nắp, kèm theo hướng dẫn về việc chúng nên được tái chế, vứt bỏ hay tái chế đặc biệt – chẳng hạn như thông qua thùng thu gom nhựa mềm.

Ngoài ra, một nhóm công ty bao gồm Nestlé, Nespresso Australia và công ty tái chế iQRenew đã tiến hành một thử nghiệm nhằm thu gom, xử lý và tái chế nhựa phế thải mềm từ các gia đình thành các sản phẩm khác và mở rộng đến nhiều hộ gia đình hơn.

Tính đến nay, khoảng 15.000 hộ gia đình ở khu vực Central Coast và Newcastle Council đang tham gia vào chương trình tái chế Curby Soft Plastics, tăng nhiều so với chỉ 2.000 hộ khi chương trình thử nghiệm lần đầu tiên được triển khai vào năm 2020.

Nhựa mềm như giấy gói bánh quy và túi nhựa được thu gom trải qua quá trình tái chế vật lý và hóa học để tạo ra loại nhựa có thể được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm như bao bì hoặc các tấm pano dùng trong xây dựng. Đến nay, chương trình đã giúp chuyển hơn 50.000kg nhựa mềm từ các bãi rác đến các trung tâm tái chế.

 

Mai Chi

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline