Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 21:11
Thứ năm, 21/03/2024 14:03
TMO - Dự án nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời đang được xây dựng ở bang Gujarat phía Tây Ấn Độ có thể cho ra sản lượng điện đủ cung cấp năng lượng cho 16 triệu gia đình nước này.
Theo đó, khi đưa vào vận hành sau 5 năm tới nhà máy này sẽ có quy mô gấp 5 lần thành phố Paris (Pháp), đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho 16 triệu ngôi nhà ở Ấn Độ. Ước tính chi phí xây dựng lên tới 20 tỷ USD. Dự án nằm ở cực Tây của đất nước, chỉ cách biên giới với nước láng giềng Pakistan gần 20km.
Khu vực này là sa mạc cằn cỗi, không có thảm thực vật hay động vật hoang dã. Khi sẵn sàng, các tấm pin mặt trời và tua-bin gió sẽ chiếm diện tích khoảng 500 km2 trên khung cảnh cằn cỗi. Quy mô của dự án biến vùng sa mạc cằn cỗi ở rìa phía Tây Ấn Độ thành một trong những nguồn năng lượng sạch quan trọng nhất hành tinh.
Dự án nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời đang được xây dựng ở bang Gujarat phía Tây Ấn Độ.
Hiện tại, 70% lượng điện tại Ấn Độ tạo ra từ than. Việc triển khai công viên năng lượng tái tạo Khavda có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của Ấn Độ nhằm giảm ô nhiễm và đạt được các mục tiêu về khí hậu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh nhất.
Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới, mặc dù mức sử dụng năng lượng và lượng khí thải bình quân đầu người của nước này chưa bằng một nửa mức trung bình thế giới. Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt 500 gigawatt (GW) công suất phát điện từ nhiên liệu không hóa thạch vào năm 2030. AGEL đặt mục tiêu cung cấp ít nhất 9% trong số đó, với gần 30 GW được tạo ra từ nhà máy Khavda.
Thu Thảo
Bình luận