Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 21/09/2024 07:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ bảy, 21/09/2024

Ấn Độ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

Thứ sáu, 31/03/2023 13:03

TMO - Ấn Độ đang không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ và kêu gọi đầu tư cho ngành năng lượng sạch trong nước để hiện thực hóa các cam kết về khí hậu. 

Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới, Ấn Độ có nhu cầu rất lớn về năng lượng. Điều này đã khiến Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Quốc gia này cũng phụ thuộc vào than đá để đáp ứng 75% nhu cầu điện và 55% nhu cầu năng lượng tổng thể.  

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu giảm 45% lượng khí thải đến năm 2030 bằng cách bổ sung 500GW năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia, từ đó giảm gần một tỷ tấn khí thải CO2 của đất nước. Trong tiến trình thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch, Bộ Năng lượng tái tạo Ấn Độ vừa đưa ra quy định, nước này sẽ loại các công ty năng lượng tái tạo khỏi các hợp đồng của Chính phủ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm nếu họ không đáp ứng thời hạn hoàn thành dự án. Quy định mới được đưa ra khi Ấn Độ đang tìm cách thúc đẩy nhanh các dự án năng lượng xanh.

Ấn Độ đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. 

Ấn Độ đã ghi nhận các khoản đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, trên thực tế  vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Ấn Độ đã tăng 100 % lên 1,6 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2022, so với 797,21 triệu USD của năm trước. Trong những năm gần đây, Ấn Độ liên tục nhấn mạnh sự cởi mở đối với chương trình phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để trở thành một trung tâm năng lượng xanh ở châu Á.

Bộ Năng lượng tái tạo của quốc gia Nam Á này chỉ ra rằng công suất năng lượng mặt trời của Ấn Độ đã tăng từ 2,6 gigawatt lên hơn 46 gigawatt trong 7,5 năm qua, với mục tiêu đạt được 175 GW công suất năng lượng tái tạo trong năm nay. Mặc dù Ấn Độ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả than, để tiêu thụ năng lượng trong nước. 

Ngoài năng lượng mặt trời, Ấn Độ cũng đang mở rộng lĩnh vực năng lượng gió và gần đây đã đưa ra chính sách hydro xanh, cũng như tiếp tục phát triển tiềm năng pin tái tạo của mình. Năm 2021, Ấn Độ công bố mục tiêu đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2070, bắt đầu bằng việc phát triển 500GW công suất năng lượng tái tạo vào cuối thập kỷ này.

Mục tiêu của Ấn Độ nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 không chỉ dừng lại ở việc giảm phát thải khí nhà kính. Quá trình chuyển đổi năng lượng của nước này còn hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho người dân, đồng thời đưa đất nước trở thành trung tâm toàn cầu cho sản xuất và xuất khẩu hydro xanh. Hiện tại, Ấn Độ có khả năng tạo ra nhu cầu 5 triệu tấn hydro xanh để thay thế hydro xám trong các nhà máy lọc dầu và lĩnh vực phân bón. Điều đó có thể giúp Ấn Độ giảm 28 triệu tấn CO2, và phấn đấu giảm 400 triệu tấn CO2 vào năm 2050.  

 

 

Nguyễn Bình 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline