Hotline: 0941068156

Thứ hai, 23/06/2025 00:06

Tin nóng

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Thứ hai, 23/06/2025

Ấn Độ phát triển thành công hai giống lúa chỉnh sửa gen 

Thứ ba, 13/05/2025 11:05

TMO - Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố bước đột phá khi phát triển thành công hai giống lúa chỉnh sửa gen (Genome Edited – GE) đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1. 

Hai giống lúa mới: "Kamala – DRR Dhan-100" và "Pusa DST Rice 1" là kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa Ấn Độ và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ cải tiến từ hai giống lúa phổ biến là Samba Mahsuri (BPT-5204) và Cottondora Sannalu (MTU-1010). 

Những giống lúa này được dự báo sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15–20 ngày so với các giống hiện có. Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết: Những giống lúa này sẽ tiêu thụ ít nước hơn, đồng thời giúp giảm lượng khí thải nhà kính ra môi trường. 

Giống đầu tiên – IET-32072, còn gọi là "Kamala" – được chỉnh sửa gen cytokinin oxidase 2 (Gn1a), giúp tăng số lượng hạt trên mỗi bông lúa, từ đó nâng cao năng suất. "Kamala" cho năng suất trung bình 5,37 tấn/ha và tiềm năng lên đến 9 tấn/ha, cao hơn nhiều so với giống gốc Samba Mahsuri (4,5 tấn và 6,5 tấn/ha). Ngoài ra, giống này còn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (130 ngày so với 145 ngày), nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng và ưu điểm ban đầu.

(Ảnh minh họa). 

Giống thứ hai – IET-32043, còn gọi là Pusa DST Rice 1  được chỉnh sửa gen DST nhằm tăng khả năng chịu hạn và mặn. Giống này nổi tiếng với năng suất cao (có thể đạt 7 tấn/ha), thời gian sinh trưởng ngắn (125–130 ngày), và hạt dài, mảnh. Pusa DST Rice 1 đạt năng suất trung bình 3,508 tấn/ha trong điều kiện đất nhiễm mặn nội địa, 3,731 tấn/ha trong điều kiện kiềm và 2,493 tấn/ha trong điều kiện mặn ven biển, so với năng suất tương ứng là 3,199 tấn/ha, 3,254 tấn/ha và 1,912 tấn/ha của giống gốc. Như vậy, Pusa DST Rice 1 đạt năng suất cao hơn từ 9–30% so với giống mẹ, tùy theo điều kiện đất đai. 

Cả hai giống đã được thử nghiệm thành công trên diện rộng trong năm 2023–2024 thông qua Dự án Nghiên cứu Lúa phối hợp toàn quốc tại Ấn Độ (All India Coordinated Research Project on Rice). Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ cho biết, do hai giống chỉnh sửa gen này không chứa DNA ngoại lai, chúng được miễn trừ khỏi quy định an toàn sinh học theo Đạo luật Bảo vệ Môi trường 1986 vốn áp dụng cho cây trồng biến đổi gen. Điều này giúp rút ngắn đáng kể thời gian thử nghiệm và phê duyệt trước khi đưa vào canh tác thương mại.

Chính phủ Ấn Độ đã thể hiện quyết tâm phát triển công nghệ chỉnh sửa gen trong nông nghiệp khi phân bổ khoảng 60 triệu đô la Mỹ trong ngân sách năm 2023–2024 để hỗ trợ nghiên cứu cây trồng chỉnh sửa gen.../.

 

 

Lê Kiên

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline