Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Ấn Độ: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố lớn

Thứ năm, 16/11/2023 07:11

TMO - Các thành phố Mumbai và Kolkata cùng thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã bị xếp vào danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Theo bảng xếp hạng của Công ty Giám sát Chất lượng Không khí IQAir (Thụy Sĩ), New Delhi đứng vị trí đầu tiên như thường lệ, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt mức "nguy hiểm" là 407. Thủ đô Tài chính Mumbai đứng thứ 6 với chỉ số AQI đạt 157, trong khi thành phố Kolkata ở miền Đông Ấn Độ đứng thứ 7 với chỉ số AQI đạt 154.

Chỉ số AQI từ 400-500 được đánh giá là có ảnh hưởng đến những người có sức khỏe tốt và gây nguy hiểm cho những người đang mắc bệnh, trong khi AQI ở mức 150-200 gây khó chịu cho người mắc bệnh hen suyễn, phổi và tim mạch. AQI ở mức 0-50 được coi là tốt. Sương mù dày đặc bao trùm New Delhi từ tối 12/11, đưa chỉ số AQI lên mức đáng báo động 680 sau nửa đêm.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thủ đô New Delhi. 

Ban Kiểm soát Ô nhiễm Không khí vùng thủ đô Delhi cho biết trong ngày 12/11, nồng độ bụi mịn PM 2,5 tại khu vực Anand Vihar nằm trong giới hạn cho phép ở mức 56ppm. Tuy nhiên, đến nửa đêm, nồng độ bụi mịn đã tăng vọt lên gần 2.000ppm. Các khu vực lân cận thủ đô Delhi cũng báo cáo mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm. Đền Taj Mahal, một trong 7 kỳ quan thế giới, nằm cách Delhi khoảng 250km, chìm trong lớp sương mù dày đặc.

Hằng năm, chính quyền vùng thủ đô Delhi rộng lớn đều cấm đốt pháo trong dịp lễ Diwali, nhưng lệnh cấm hiếm khi được thực thi. Chất lượng không khí ở miền Bắc Ấn Độ thường xấu đi vào trước mùa Đông, khi không khí lạnh giữ lại các chất ô nhiễm từ những nguồn phát thải như xe cộ, hoạt động công nghiệp, bụi xây dựng và đốt rác thải nông nghiệp.

Gần đây, khu vực Nam Á đã trở thành “điểm nóng” toàn cầu về ô nhiễm không khí khi các nghiên cứu chỉ ra tại đây có bốn trong số các nước ô nhiễm nhất thế giới, và chín trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất trong khu vực. Mặc dù các nước Nam Á đã bắt đầu cố gắng hạn chế ô nhiễm bằng cách đưa ra các kế hoạch quản lý chất lượng không khí, lắp đặt thêm máy giám sát ô nhiễm và thúc đẩy chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn, nhưng cho đến nay những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả đáng kể.

 

 

Quỳnh Chi 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline