Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 05:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Ấn Độ làm nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

Thứ tư, 04/12/2024 06:12

TMO - Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ, với 60 triệu tấm pin Mặt Trời và 770 tuabin gió, trải rộng trên diện tích lên tới 538 km2.

Cụ thể, Ấn độ đang xây dựng nhà máy năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới tại Khavda, bang Gujarat, dọc theo biên giới với Pakistan. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong ngành năng lượng tái tạo của Ấn Độ, với 60 triệu tấm pin Mặt trời và 770 turbine gió, trải rộng trên diện tích lên tới 538 km2 - diện tích gần tương đương với thành phố Mumbai.

Dự án do Adani Green Energy (công ty con của tập đoàn Adani) điều hành, nhà máy Khavda đặt mục tiêu sản xuất lên tới 11 GW điện và dự kiến sẽ đạt công suất 30 GW vào năm 2029, qua đó vượt qua kỷ lục hiện tại của đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc) với công suất 18 GW.

Dự án điện Mặt trời là một phần trong chiến lược của Ấn Độ nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2070, với tham vọng nâng công suất năng lượng tái tạo từ 200 GW lên 500 GW vào năm 2030, trong đó 300 GW sẽ được cung cấp từ năng lượng Mặt trời. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Ấn Độ dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, giữ vững vị trí thứ 3 trên thế giới về sản xuất năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, động lực phát triển năng lượng tái tạo ở Ấn Độ không chỉ đến từ những dự án khổng lồ như Khavda mà còn từ những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực trong cộng đồng. Một ví dụ điển hình là nhà máy Jubilant Food Works tại ngoại ô New Delhi, nơi gần 800 tấm pin Mặt trời cung cấp 14% nhu cầu điện của nhà máy, với chi phí thấp hơn rất nhiều so với giá điện từ lưới điện quốc gia.

(Ảnh minh hoạ). 

Dù năng lượng Mặt trời đang phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Chính phủ Ấn Độ đã triển khai các chính sách tài chính khuyến khích việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nhưng nhu cầu năng lượng vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu về điện của Ấn Độ sẽ tăng thêm 50%.

Tuy nhiên, hệ thống điện hiện tại phần lớn dựa vào than vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng. Nhu cầu điện năng ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000 nhờ vào sự phát triển vượt bậc về dân số, kinh tế và đô thị hóa. Chính phủ nước này cam kết sẽ làm năng lượng tái tạo trở thành nguồn cung cấp chính trong tương lai, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà máy điện than ( nhà máy điện than hiện cung cấp tới 70% điện năng cho cả nước).

Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ đã triển khai các chính sách tài chính khuyến khích việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nhưng nhu cầu năng lượng vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu điện của Ấn Độ sẽ tăng thêm 50%. Chuyên gia Chetan Solanki từ Quỹ Năng lượng Swaraj cảnh báo rằng mặc dù năng lượng Mặt Trời có lợi thế vượt trội so với than, nhưng vẫn “cần kiểm soát nhu cầu sử dụng năng lượng để tránh gây áp lực lớn đối với hệ sinh thái”.

 

Quỳnh Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline