Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 08:04

Tin nóng

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Thứ bảy, 26/04/2025

Ấn Độ: Hoàn tất di dời chất độc hại trong vụ rò khí khiến hàng nghìn người thiệt mạng

Thứ bảy, 04/01/2025 06:01

TMO - Các nhà chức trách Ấn Độ cho biết, đã hoàn thành việc di chuyển chất thải độc hại từ khu vực xảy ra thảm họa rò rỉ khí Bhopal năm 1984 đến một cơ sở xử lý cách Bhopal 230km, quá trình thiêu huỷ dự kiến mất từ 3 đến 9 tháng.

Trong một thông báo đưa ra mới đấy, ông Swatantra Kumar Singh - Giám đốc bộ phận cứu trợ và phục hồi thảm họa khí đốt Bhopal nêu rõ, 12 thùng chứa không rò rỉ chở 337 tấn chất thải độc hại đã di chuyển đến nhà máy Pithampur cách Bhopal 230km trong bối cảnh an ninh nghiêm ngặt, để thiêu hủy. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực khắc phục hậu quả của thảm họa công nghiệp kinh hoàng, khiến hơn 5.000 người thiệt mạng.

Trước đó, một đợt thử nghiệm để xử lý 10 tấn chất thải đã được tiến hành vào năm 2015 và việc xử lý 337 tấn còn lại sẽ được hoàn thành trong vòng 3 đến 9 tháng tới. Đợt thử nghiệm để xử lý chất thải do Cơ quan kiểm soát ô nhiễm liên bang tiến hành. Ông Kumar Singh cho biết thêm quá trình xử lý an toàn với môi trường và sẽ được thực hiện theo cách không gây hại cho hệ sinh thái địa phương.

Nhà máy của Tập đoàn Union Carbide ở Bhopal bị tàn phá sau thảm họa. (Ảnh: AFP). 

Một số nhà hoạt động địa phương trước đó từng bày tỏ lo ngại chất thải rắn sau khi đốt sẽ được chôn trong bãi chôn lấp và có thể gây ô nhiễm nước và dẫn đến các vấn đề về môi trường.

Trước đó, vào sáng sớm ngày 3/12/1984, gần 40 tấn khí độc methyl isocyanate đã bị rò rỉ từ một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) đặt tại ngoại ô Bhopal thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Một lượng lớn các khí độc lan tỏa khắp thành phố Bhopal và gây hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy rát trong phổi. Hít phải khí độc, khoảng 4.000 người đã thiệt mạng ngay lập tức, tổng số người tử vong tăng lên khoảng 15.000 người vài năm sau đó.

Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide được xây dựng vào năm 1969, được coi là biểu tượng của công nghiệp hóa ở Ấn Độ, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người nghèo và đồng thời sản xuất thuốc trừ sâu giá rẻ cho hàng triệu nông dân. Tuy nhiên, thảm họa năm 1984 đã khiến tên tuổi của nhà máy này gắn liền với nỗi đau và sự tàn phá.

 

Phạm Lan

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline