Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo để ứng phó nguy cơ thiếu hụt lương thực

Thứ sáu, 21/07/2023 06:07

TMO - Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng, không phải giống basmati, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu khiến mùa mưa bắt đầu muộn làm ảnh hưởng tới mùa màng và dấy lên lo ngại thiếu hụt sản lượng. 

Theo đó, để đảm bảo đủ nguồn cung gạo trắng không phải giống basmati và giảm thiểu nguy cơ tăng giá gạo trên thị trường nội địa, Chính phủ Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách xuất khẩu. Ấn Độ là quốc gia cung cấp hơn 40% gạo xuất khẩu trên thế giới nhưng lượng tồn kho thấp đồng nghĩa rằng quyết định giảm xuất khẩu có thể khiến giá lương thực thế giới tăng. 

Mùa mưa đến muộn dẫn tới tình trạng thiếu hụt lượng lớn nước mưa cần thiết cho vụ mùa tại Ấn Độ trong giai đoạn tính đến giữa tháng 6. Tình trạng thiếu nước chỉ được cải thiện khi mưa lớn bắt đầu xảy ra từ tuần cuối cùng của tháng 6. Mưa lớn ở các vùng phía Bắc của Ấn Độ trong vài tuần qua cũng đã tàn phá những thửa ruộng mới cấy ở các bang Punjab và Haryana, khiến nhiều người nông dân phải cấy lại.

Tác động của biến đổi khí hậu, thiếu hụt mưa đe dọa sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân khiến Ấn Độ cấm xuất khẩu nhiều loại gạo. 

Nhiều cánh đồng ở các bang phía Bắc ngập trong nước trong hơn 1 tuần khiến lúa mới cấy chết vì úng nước, buộc người nông dân phải đợi nước rút để cấy lại. Ở những bang trồng lúa lớn khác của Ấn Độ, trong đó có bang Tây Bengal, Bihar, Chhattisgarh, Andhra Pradesh và Telangana, nông dân đã reo mạ nhưng lại không thể đưa đi cấy vì ruộng không đủ nước.

Hiện diện tích ruộng được cấy lúa tại Ấn Độ được cho là thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm 2022. Thông thường, mùa mưa với lượng mưa trung bình mang lại nguồn nước thiết yếu cho nông dân canh tác lúa ở Ấn Độ. Tuy nhiên, năm nay, mùa mưa bắt đầu muộn, lượng mưa bất thường, phân bổ không đều lại đang gây ra nhiều vấn đề cho hoạt động canh tác.

Năm ngoái, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo trắng và gạo lứt xuất khẩu sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát khiến giá các mặt hàng lương thực như lúa mì và ngô tăng vọt. Nước này cũng đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường. Giá gạo tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm do các nhà nhập khẩu tăng cường dự trữ gạo, chủ yếu do lo ngại hiện tượng El Nino sẽ gây khô hạn và thiệt hại mùa màng.

 

 

Lê Ánh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline