Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 04:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Thứ hai, 14/07/2025

Ấn Độ: Dịch bệnh thần kinh gây liệt có xu hướng tăng mạnh

Thứ năm, 06/02/2025 06:02

TMO - Theo chính quyền bang Maharashtra, ít nhất 21 bệnh nhân đang được hỗ trợ thở máy và 48 người đã vào phòng chăm sóc đặc biệt. Còn theo tờ The Hindu (Ấn Độ), khoảng 90 % các trường hợp nghi ngờ mắc dịch bệnh thần kinh gây liệt nằm trong nhóm từ 0-59 tuổi. Nhóm có nhiều ca mắc nhất là từ 20-29 tuổi.

Trước tình hình dịch bệnh thần kinh gây liệt đang tiếp tục gia tăng, với diễn biến phức tạp, giới chức y tế Ấn Độ đã khuyên người dân bang Maharashtra uống nước đun sôi để nguội và tránh ăn thịt sống, thức ăn ôi thiu… sau khi có hàng trăm trường hợp nhiễm bệnh và 5 người tử vong do dịch bệnh thần kinh có thể gây liệt. Tờ Independent (Anh) đưa tin, bang Maharashtra đang phải chống chọi với đợt bùng phát của Hội chứng Guillain-Barre (GBS).

Số ca mắc GBS đã tăng lên 163 trường hợp, phần lớn trong số đó được ghi nhận ở trong và xung quanh thành phố Pune. Đây vốn là trung tâm công nghệ thông tin mới nổi, cách Mumbai khoảng 180km. Theo chính quyền bang Maharashtra, ít nhất 21 bệnh nhân đang được hỗ trợ thở máy và 48 người đã vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Theo tờ The Hindu (Ấn Độ), khoảng 90 % các trường hợp nghi ngờ mắc GBS nằm trong nhóm từ 0-59 tuổi. Nhóm có nhiều ca mắc nhất là từ 20-29 tuổi. Tại bang Assam, một cô gái 17 tuổi đã tử vong tại bệnh viện tư nhân vì nghi ngờ mắc GBS. Tuy nhiên, chính quyền Assam vẫn chưa công bố thông tin cập nhật về các trường hợp được báo cáo. Theo đài BBC (Anh), dịch GBS bùng phát tại thành phố Pune bắt nguồn từ tác nhân gây bệnh có tên là campylobacter jejuni.

Trong khi đó, lãnh đạo cơ quan y tế tại Maharashtra cho biết đợt bùng phát này rất có thể bắt nguồn từ nước bị ô nhiễm. Điều tra đã phát hiện vi khuẩn Ecoli hiện diện trong mẫu lấy từ giếng khoan ở khu vực có nhiều trường hợp mắc bệnh.

Bệnh nhân người Ấn Độ được di chuyển đến cơ sở y tế địa phương để điều trị. (Ảnh minh hoạ: Reuters). 

Theo các chuyên gia y tế, ở một số khu vực của Pune, đường ống nước và đường ống thoát nước chạy song song, dẫn đến ô nhiễm và gây gia tăng các ca mắc GBS. Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại Pune để truy vết và xét nghiệm những trường hợp nghi ngờ, đồng thời theo dõi các trường hợp đã được xác nhận mắc GBS.

Hội chứng GBS là chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch vốn bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các dị vật khác lại tấn công nhầm các tế bào thần kinh ngoại biên. Người mắc hội chứng này sẽ gặp khó khăn trong nói, đi lại, nuốt, bài tiết hay thực hiện các chức năng bình thường khác của cơ thể. Tình trạng có thể ngày càng tồi tệ hơn.

Do đó, các dây thần kinh ngoại biên, loại dây thần kinh phân nhánh từ não và tủy sống, sẽ bị tổn thương khiến cơ có thể trở nên yếu hoặc liệt. Các triệu chứng đầu tiên bao gồm cảm giác ngứa ran ở ngón tay, ngón chân, mũi; yếu ở chân lan lên phần trên cơ thể; cử động mặt khó khăn, đi không vững hoặc không thể đi lại, đau và trong trường hợp nặng có thể bị liệt.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng GBS vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, nó thường phát triển ngay sau khi một người mắc bệnh truyền nhiễm.  Tình trạng của bệnh nhân có xu hướng xấu đi trong 2 tuần sau khi phát bệnh.

Vào tuần thứ tư, các triệu chứng ổn định, sau đó quá trình phục hồi bắt đầu. Quá trình phục hồi có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng và đôi khi lên đến 3 năm. Hiện tại, không có cách chữa trị đặc thù cho hội chứng GBS.

 

 

Ngô Vinh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline