Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 00:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

ADB công bố quỹ mới tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Thứ năm, 04/05/2023 05:05

TMO - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố Quỹ Tài chính Đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP). Đây được xem là chương trình mang tính bước ngoặt, giúp hỗ trợ đáng kể cho khu vực này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa chia sẻ: châu Á - Thái Bình Dương là tuyến đầu trong trận chiến chống biến đổi khí hậu. Các sự kiện biến đổi khí hậu trong 12 tháng qua sẽ chỉ gia tăng về cường độ, tần suất. Chúng ta cần hành động mạnh mẽ ngay bây giờ.

Theo đó, các đối tác ban đầu của IF-CAP là Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Họ đang thảo luận với ngân hàng này về việc cung cấp một loạt các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm chuẩn bị dự án cùng với bảo lãnh cho một phần danh mục khoản vay chính phủ của ADB. Rủi ro được giảm đi do các khoản bảo lãnh tạo ra sẽ cho phép ADB giải phóng vốn để đẩy nhanh các khoản vay mới cho các dự án khí hậu.

ADB công bố quỹ mới tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương. 

ADB giới thiệu mô hình "1 USD vào, 5 USD ra"- tức mỗi USD được bỏ vào sẽ tạo ra 5 USD cho các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu. Với 3 tỷ USD bảo lãnh ban đầu, ADB kỳ vọng có thể tạo ra những khoản vay mới lên tới 15 tỷ USD cho các dự án khí hậu cấp bách trên khắp châu Á và Thái Bình Dương. Điều này được xem là một cơ chế đảm bảo đòn bẩy cho tài trợ khí hậu chưa từng được một ngân hàng phát triển đa phương nào áp dụng từ trước đến nay.

Tài trợ của IF-CAP sẽ góp phần thực hiện tham vọng huy động được 100 tỷ USD từ nguồn lực của chính ngân hàng cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2019-2030. ADB đang thảo luận với các đối tác tiềm năng như các nguồn, quỹ song phương và đa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện, bao gồm Liên minh Năng lượng Toàn cầu vì Con người và Hành tinh, để thúc đẩy đầu tư khí hậu.

Trước đó, trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO tháng 4/2023), ADB cho biết, châu Á và Thái Bình Dương đang đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Khu vực này chiếm tới 70% dân số toàn cầu đang đối mặt rủi ro do mực nước biển dâng. Đồng thời, nơi đây cũng chiếm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2019. Sẽ không thể đạt được các mục tiêu kinh tế và phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương đồng thời với việc tránh được rủi ro khí hậu thảm khốc nếu không chuyển đổi mô hình tăng trưởng của khu vực, theo nhận định trong báo cáo.

Báo cáo cũng nhận định rằng với kịch bản ấm lên toàn cầu trung bình gần 4 độ C vào năm 2100, những tổn thất do biến đổi khí hậu sẽ tăng dần theo thời gian, dẫn đến thiệt hại lên tới 24% GDP của châu Á đang phát triển vào cuối thế kỷ này. Báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào ba lĩnh vực chính: định giá các-bon và cải cách trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và sử dụng đất, các quy định và cơ chế khuyến khích huy động tài chính và thúc đẩy năng lượng sạch hơn, và bảo trợ xã hội và hỗ trợ việc làm để bảo đảm công bằng.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline