Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 22:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

4 quốc gia có số vụ tàn phá rừng lớn nhất

Thứ sáu, 16/09/2022 06:09

TMO - Dữ liệu vệ tinh cho thấy, chiếm đến 4/5 vụ phá rừng này chỉ xảy ra ở 4 quốc gia: Indonesia, Brazil, Ghana và Suriname. Indonesia đứng đầu bảng, chịu trách nhiệm cho 58,2% số vụ phá rừng nhiệt đới được ghi nhận trực tiếp do việc mở rộng các mỏ công nghiệp.

Dữ liệu trong một nghiên cứu vừa được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) cho thấy, có tới 4/5 vụ phá rừng chỉ xảy ra ở 4 quốc gia: Brazil, Indonesia, Ghana và Suriname. Trong số này, Indonesia đứng đầu bảng, chịu trách nhiệm cho 58,2% số vụ phá rừng nhiệt đới được ghi nhận trực tiếp do việc mở rộng các mỏ công nghiệp.

Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát toàn diện số lượng rừng bị mất do các hoạt động khai thác công nghiệp thâm canh ở vùng nhiệt đới. Các nhà nghiên cứu phát hiện, có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite.

(Ảnh minh hoạ)

Theo Viện Kinh tế Sinh thái tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna, Áo, có rất nhiều thiệt hại về môi trường gây ra bởi các hoạt động khai thác rừng, bao gồm sự hủy hoại hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học, gián đoạn nguồn nước, sản xuất chất thải nguy hại. Việc chính phủ cấp phép khai thác cần tính đến tất cả những điều này: mỏ công nghiệp có thể dễ dàng phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái. Khai thác công nghiệp vẫn là một điểm yếu tiềm ẩn trong chiến lược giảm thiểu tác động môi trường.

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm tổng cộng 26 quốc gia khác nhau, chiếm 76,7% tổng số vụ phá rừng nhiệt đới liên quan đến khai thác mỏ xảy ra từ năm 2000 đến năm 2019. Các hoạt động khai thác này bao gồm khai thác than, vàng, quặng sắt và bauxite. Mức độ phá rừng do khai thác mỏ hiện đang giảm xuống. Mất rừng do khai thác công nghiệp tại Indonesia, Brazil và Ghana đều đã đạt đỉnh từ năm 2010 đến năm 2014, riêng khai thác than vẫn tiếp tục phát triển ở Indonesia.

Theo chuyên gia về Chính sách Lâm nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Bogor ở Indonesia, mặc dù tổng số vụ phá rừng ở Indonesia đã giảm hàng năm kể từ năm 2015, nhưng những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất mạnh mẽ để bảo đảm việc khai thác không phá hủy rừng hoặc vi phạm quyền cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, tình hình chính trị hiện tại ở các nước như Brazil và Indonesia đồng nghĩa với việc giảm khai thác và phá rừng đáng kể khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Họ đang kêu gọi các nhóm ngành và tổ chức bảo tồn đi đầu trong việc giảm mức độ tổn thương do khai thác rừng.

Họ cũng chỉ ra rằng, ở một số nước nhiệt đới, các hoạt động thâm dụng đất khác, như chăn nuôi gia súc hoặc sản xuất dầu cọ và đậu tương, gây ra nạn phá rừng nhiều hơn khai thác. Như nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn nạn phá rừng là công nhận và thực thi quyền tài sản của cộng đồng địa phương và người dân bản địa đã sống trong rừng từ rất lâu trước khi các công ty khai thác đến. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu muốn xem xét các hoạt động khai thác thủ công và quy mô nhỏ hơn. Cuối cùng, mục đích là để hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra để sau đó hành động. 

 

 

PV

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline