Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ ba, 22/04/2025

Yếu tố giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao

Chủ nhật, 13/04/2025 07:04

TMO - Phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Do đó, thời gian tới, cần phát triển mạnh mẽ để khu vực này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới, kinh tế tư nhân chỉ giữ vai trò thứ yếu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thì trong khoảng 20 năm trở lại đây, khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng trên 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.

Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025, sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tương đương mức trên 5.000 USD/người/năm. Kỳ tích này không chỉ là kết quả của đường lối phát triển đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng với những cải cách táo bạo, quyết đoán về thể chế, chính sách và hội nhập mà còn là thành quả của tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của toàn dân tộc.

(Ảnh minh họa)

Điều đáng tự hào hơn nữa là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao gấp đôi mức trung bình của các quốc gia đang phát triển, bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, phụ thuộc vào viện trợ quốc tế, Việt Nam đã không ngừng bứt phá mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ 24 thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Những thành tựu đạt được không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn bao gồm những tiến bộ to lớn về xã hội, góp phần mang lại đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Theo các chuyên gia, phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Thời gian tới, Việt Nam cần phát triển khu vực tư nhân để tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, một loạt các biện pháp cần triển khai như thúc đẩy tăng năng suất; giúp khu vực tư nhân phát triển theo hướng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn; chuyển đổi sang mô hình sản xuất tiến bộ hơn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nghiên cứu. Đây là những yếu tố giúp một nền kinh tế trở nên năng động hơn và dựa trên tri thức nhiều hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần triển khai một số chính sách hiệu quả nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút các công ty lớn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các chuỗi này vẫn chưa mạnh. Do đó, nếu có thể tìm ra các chính sách và phương thức phù hợp để tăng cường sự liên kết này, không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển, mà còn đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của cả quốc gia trong tương lai.

 

 

VŨ MINH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline