Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Yên Bái nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sạch nông thôn

Thứ năm, 28/03/2024 13:03

TMO - Tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình nước sạch nông thôn, tạo tiền đề để hoàn thành mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trước năm 2030.  

Đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có tổng số 358 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; Gần 110.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ; Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94%, trong đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 15,2%. Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh trên 72% và trên 95% trạm y tế có công trình nước hợp vệ sinh. Việc được sử dụng nước sạch đã góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là góp phần không nhỏ vào kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương. 

Tuy nhiên, công trình cấp nước sạch nông thôn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, nhiều công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã hết thời gian khấu hao; giá sử dụng nước chỉ thu được 1.500 - 2.000 đồng/m3, do vậy nguồn thu phí sử dụng nước không đảm bảo chi phí quản lý vận hành và sửa chữa công trình. Công tác quản lý vận hành do cộng đồng quản lý nên không có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp, dẫn đến không xử lý được các hư hỏng, sự cố dẫn đến công trình nhanh xuống cấp. Các công trình nước sạch đều được xây dựng tại các xã vùng cao, địa hình phức tạp, khu vực lấy nước cách xa khu dân cư, nguồn nước cấp là nước mặt nên chịu nhiều tác động của thời tiết, gây thiếu nước về mùa khô và bồi lấp cửa thu nước về mùa mưa, dẫn đến chất lượng và lưu lượng cung cấp nước không đảm bảo… 

Các tổ vận hành công trình nước sạch tại địa phương bảo dưỡng đường ống của công trình cấp nước tập trung trên địa bàn. Ảnh: HA. 

Để duy trì vận hành hiệu quả của các công trình nước sạch, hằng năm, Chi cục Thủy lợi tỉnh Yên Bái được giao làm đầu mối trực tiếp tập huấn, hướng dẫn và tư vấn cho các ban quản lý nước sạch cơ sở. Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%; trong đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 20%; đến năm 2030 các con số này lần lượt là 100% và 50%. 

Để đạt được các mục tiêu trên, Chi cục Thủy lợi Yên Bái đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2024 - 2028. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước triển khai, thực hiện để khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn bền vững, góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, nhất là người dân miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. 

Thời gian tới, để nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, tỉnh Yên Bái iếp tục thực hiện đầu tư các công trình trình, dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020. Đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước do phát triển dân số gắn với ổn định đời sống dân cư và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư công trình cho các điểm sắp xếp dân cư do thiên tai.

Nâng cấp, cải tạo các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn hiện có đảm bảo cấp nước theo năng lực thiết kế và đảm bảo chất lượng nước cấp. Nâng công suất, mở rộng phạm vi cấp nước đối với các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn ở các vị trí thuận lợi về nguồn nước. Đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung có quy mô vừa và lớn để nước cấp đạt tiêu chuẩn nước sạch và cấp nước theo hình thức dịch vụ.

Đầu tư mới và nâng cấp kịp thời các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn bị phá hủy do thiên tai để đảm bảo cấp nước cho người dân. Hỗ trợ đối với các mô hình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp với cấp nước nông thôn trong xử lý nước và cấp nước. Nâng cao năng lực các tổ chức quản lý khai thác công trình, khuyến khích tư nhân và doanh nghiệp tham gia đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025: Xây mới 142 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất đạt 12.316m3/ngđ, số người hưởng lợi 84.400 người. Trong đó: Huyện Yên Bình: 15 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.476 m3/ngđ, phục vụ 12.158 người; Huyện Trấn Yên: 11 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 3.304 m3/ngđ, phục vụ cấp nước cho 23.600 người; Thị xã Nghĩa Lộ: 8 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.018 m3/ngđ, phục vụ cấp nước cho 7.051 người; Huyện Trạm Tấu: 21 công trình với tổng công suất thiết kế 667 m3/ngđ, phục vụ 7.046 người;

Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình cấp nước sạch nông thôn. 

Huyện Lục Yên: 10 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 634 m3/ngđ, phục vụ cấp nước cho 3.840 người; Huyện Mù Cang Chải: 16 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 849m3/ngđ, phục vụ 4.175 người; Huyện Văn Chấn: 47 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 3.410m3/ngđ, phục vụ 16.867người; Huyện Văn Yên: 14 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 957m3/ngđ, phục vụ 9.664 người.

Sữa chữa nâng cấp 118 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất đạt 11.562 m3/ngđ, số người hưởng lợi khoảng 99.827 người. Trong đó: Huyện Yên Bình: 6 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 550m3/ngđ, phục vụ 3.980 người; Huyện Trấn Yên: 15 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.070m3/ngđ, phục vụ 18.488 người; Thị xã Nghĩa Lộ: 5 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 420m3/ngđ, phục vụ 1.651 người; Huyện Trạm Tấu: 20 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 511m3/ngđ, phục vụ 12.522 người; Huyện Lục Yên: 19 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.563m3/ngđ, phục vụ 9.539 người;

Huyện Mù Cang Chải: 12 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 778m3/ngđ, phục vụ 4.864 người; Huyện Văn Chấn: 30 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 5.443m3/ngđ, phục vụ 37.509 người; Huyện Văn Yên: 11 công trình với tổng công suất thiết kế dự kiến 1.227m3/ngđ, phục vụ 11.274 người. Ngoài ra dự kiến nâng cấp cho 50 công trình toàn tỉnh với tổng công suất thiết kế dự kiến 4.800 m3/ngđ, phục vụ 43.000 người. Hỗ trợ đầu tư cho 24.886 hộ các công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan, téc nước…)

Đầu tư xây dựng mới nâng cấp, cải tạo các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân. Nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước được cấp nguồn từ các hồ chứa. Nâng cấp, mở rộng và đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước tập trung đảm bảo chất lượng nước cấp đạt nước sạch theo quy chuẩn. Các tổ chức quản lý và khai thác công trình có đủ năng lực và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành. Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình, nâng cao chất lượng nước cấp; cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước.../.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline