Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 11:11
Thứ ba, 29/08/2023 20:08
TMO - Từ đầu năm 2023 đến nay, chế biến, chế tạo tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.
Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD, xuất siêu 6,72 tỷ USD. Tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 8/2023 ước đạt 4,36 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhóm nông sản tăng 11,5% (đạt 2,16 tỷ USD); chăn nuôi tăng 24% (đạt 50 triệu USD); thủy sản giảm 24% (đạt 750 triệu USD); lâm sản giảm 21,5% (đạt 1,19 tỷ USD).
Về thị trường, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản nước ta. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 9,8%; Mỹ chiếm 20,6%, giảm 27,4%; và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 10,6%.
(Ảnh minh họa)
Trong tháng 7/2023, Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7 ước đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1%. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm thuỷ sản đạt 4,95 tỷ USD, giảm 25,4%; lâm sản 7,79 tỷ USD, giảm 25,5%. Trong năm 2023, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 - 55 tỷ USD.
Đối với sản xuất công nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản xuất công nghiệp tháng 8/2023 có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,9% so với tháng trước, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng ở 49 địa phương. So với cùng kỳ năm 2022, từ đầu năm 2023 đến nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.
IIP 8 tháng của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 9,9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7%; khai thác quặng kim loại tăng 6,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 5,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,4%.
Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Đường kính tăng 34,9%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 14,2%; xăng, dầu tăng 10,1%; ti vi tăng 10%; sơn hóa học tăng 9,5%; thuốc lá điếu và vải dệt từ sợi nhân tạo cùng tăng 8,6%; thép cán tăng 6,5%.
THANH BÌNH
Bình luận